Khi mang thai bị đau vùng thắt lưng chậu nên lựa chọn sinh mổ hay sinh thường?

Mang thai bị đau vùng thắt lưng chậu là vấn đề mà rất nhiều bà bầu gặp phải ở rất nhiều giai đoạn của thai kỳ và nó thể hiện sự bất ổn của các khớp và xương vùng chậu. Tình trạng này thường gây đau âm ỉ khi hoạt động hoặc nghỉ ngơi của mẹ bầu, những cơn đau này lan từ xương chậu xuống đùi non và bộ phận sinh dục. Trong bài viết này, bonbone sẽ giúp bạn tìm hiểu xem đau vùng thắt lưng xương chậu khi mang thai thì nên sinh thường hay sinh mổ.

1. Biểu hiện của việc đau vùng thắt lưng xương chậu khi mang thai

Xương chậu là một bộ phận quan trọng trên cơ thể người phụ nữ. Khu vực này chứa một hệ thống dây chằng và cơ bắp giúp duy trì sự ổn định và chuyển giao trọng lượng từ phần trên cơ thể sang phần dưới cơ thể.

Biểu hiện điển hình của bệnh đau thắt lưng là: 

  • Đau vùng xương chậu hoặc đau lưng khi mang thai thường xuất hiện những cơn đau trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. 
  • Đau thắt lưng âm ỉ lan từ xương chậu xuống bẹn, đùi, tử cung… 
  • Xuất hiện những cơn đau giữa các khớp nối tại xương chậu và xương cùng. 

Tùy vào cơ địa của mỗi người mà những cơn đau sẽ có mức độ khác nhau, cơn đau sẽ tăng lên khi bà bầu vận động mạnh, hoặc thay đổi tư thế khi nằm ngủ. Khi mang thai, việc đau vùng thắt lưng xương chậu cũng có thể đi kèm với việc rối loạn chức năng bàng quang, đặc biệt là trong khi bà bầu đột ngột thay đổi tư thế. Trong nhiều trường hợp, bạn có thể nghe thấy tiếng ồn trong xương chậu khi đi bộ hoặc di chuyển nhẹ.

Tùy vào cơ địa mà đau vùng thắt lưng xương chậu có biểu hiện khác nhau

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng đau vùng thắt lưng xương chậu khi mang thai

Cho đến nay, nguyên nhân gây đau vùng thắt lưng và vùng chậu khi mang thai vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ đau vùng xương chậu, bao gồm:

  • Phụ nữ mang thai có tiền sử đau lưng dưới hoặc đau thắt lưng vùng xương chậu.
  • Phụ nữ mang thai đã từng bị chấn thương vùng chậu.
  • Thường xuyên hoạt động thể chất nặng.
  • Nhiều lần sinh nở.
  • Thai nhi quá lớn.
Xem thêm:  Nguyên nhân và cách phòng ngừa đau lưng ở phụ nữ sau sinh

Ngoài ra, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng đau vùng thắt lưng xương chậu khi mang thai có thể liên quan đến một số thay đổi về vị trí của các cơ quan trong cơ thể khi mang thai; hoặc cũng có thể do Estrogen trong cơ thể bà bầu ảnh hưởng đến mô liên kết và mô sợi sụn khi mang thai. Ngoài ra, sự thiếu hụt vitamin D và canxi cũng có thể gây ra các cơn đau vùng thắt lưng xương chậu. 

3. Nếu bị đau vùng thắt lưng xương chậu thì nên sinh tự nhiên hay sinh mổ?

Hiện nay, có khoảng 50% phụ nữ bị đau lưng khi mang thai và cơn đau thường diễn ra ở khớp hông hoặc khớp xương chậu. Theo một nghiên cứu của Viện Sức khỏe Cộng đồng Na Uy, nhóm phụ nữ bị đau lưng khi mang thai có nhiều khả năng tiếp tục bị đau dai dẳng sau khi sinh mổ nhiều hơn so với những phụ nữ sinh thường. 

Tình trạng đau vùng thắt lưng xương chậu khi mang thai khiến thai phụ mệt mỏi, khó chịu và sợ phải sinh tự nhiên vì cho rằng cơn đau sẽ khiến quá trình sinh thường trở nên khó hơn. Tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng khoa học về điều này.

Để hiểu rõ hơn về những cơn đau của vùng thắt lưng xương chậu sau khi sinh mổ, một nghiên cứu theo dõi hơn 10.000 phụ nữ ở Na Uy cho thấy: hầu hết các cơn đau thường xuất hiện từ vùng 30 của thai kỳ và tỷ lệ đau vùng xương chậu sau khi mổ lấy thai cao gấp ba lần so với sinh tự nhiên. Mặt khác, việc đau vùng thắt lưng xương chậu khi mang thai nếu sinh mổ sẽ làm giảm nguy cơ hồi phục. Vì vậy, ngoại trừ những trường hợp bắt buộc phải sinh mổ thì sinh tự nhiên vẫn luôn là lựa chọn an toàn nhất cho các chị em bị đau vùng thắt lưng xương chậu trong quá trình mang thai. 

Xem thêm:  Đau lưng trên cột sống: Tại sao cần được chú ý và điều trị kịp thời?

Khi đau vùng thắt lưng xương chậu thì sinh tự nhiên vẫn luôn là lựa chọn an toàn nhất

4. Cách khắc phục bệnh đau vùng thắt lưng xương chậu trong khi mang thai

Để phòng tránh và hạn chế tình trạng đau vùng thắt lưng xương chậu khi mang thai, bà bầu cần chú ý đến tư thế đứng, ngồi và di chuyển. Dưới đây là một số lời khuyên có thể giúp bà bầu phần nào tránh được tình trạng này:

4.1. Mang giày có đế phù hợp với bà bầu

Giày bệt thường không thể hỗ trợ tư thế đi đứng của bà bầu một cách tối ưu nên chúng ta cần trang bị thêm một miếng lót với bề dày thích hợp. Đặc biệt, không nên sử dụng giày cao gót vì loại giày này rất dễ khiến bạn mất thăng bằng và ngã về phía trước, rất nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

4.2. Chọn đệm mềm mại

Nếu chiếc đệm trong nhà bạn đã cũ và mòn, bạn nên cân nhắc thay mới và chọn chiếc đệm phù hợp cho phụ nữ mang thai. Một chiếc nệm chất lượng và êm ái có thể giúp bà bầu hạn chế tình trạng đau lưng khi mang thai.

4.3. Chọn ghế ngồi phù hợp

Việc thường xuyên ngồi trên một chiếc ghế gỗ thẳng đứng thông thường có thể gây ra tình trạng đau vùng thắt lưng xương chậu khi mang thai. Để khắc phục điều này, bà bầu nên chọn ghế có phần lưng uốn cong, mềm mại để hỗ trợ tốt cho lưng, hoặc có thể sử dụng một chiếc gối nhỏ đặt sau thắt lưng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng đai hỗ trợ phần thắt lưng cho bà bầu để giảm bớt trọng lượng của thai nhi. 

Xem thêm:  Cách chăm sóc và điều trị đau lưng giữa cột sống trên tại nhà

4.4. Tư thế ngủ

Các bà bầu khi ngủ hãy cố gắng nằm nghiêng về 1 phía. Dùng 1 – 2 chiếc gối kẹp giữa hai chân hoặc dưới bụng để tư thế ngủ được thoải mái hơn và tránh ảnh hưởng đến cột sống.

4.5. Chế độ ăn dinh dưỡng

Các thai phụ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày để đảm bảo cơ thể và thai nhi luôn đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt là bổ sung canxi, không thức đêm vào những tháng cuối của thai kỳ. Ngoài ra, bà bầu không nên tự ý sử dụng các loại thuốc làm giảm đau vùng thắt lưng xương chậu khi mang thai vì tác dụng phụ của thuốc có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu rất quan trọng khi đau vùng thắt lưng xương chậu

Hy vọng những thông tin mà bonbone chia sẻ bên trên sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức về việc đau vùng thắt lưng xương chậu khi mang thai thì nên sinh thường hay sinh mổ. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp các thiết bị, đai hỗ trợ giúp bảo vệ cơ thể, hỗ trợ xương khớp, giảm thiểu chấn thương do vận động thể thao như: đai hỗ trợ thắt lưng,…  Nếu còn điều gì thắc mắc hãy nhanh tay gọi đến số (028) 22 600 006 của Công ty Cổ phần Thiết bị y sinh (BIOMEQ) để được tư vấn một cách tốt nhất.