Lỏng khớp gối có nguy hiểm không, cách phòng tránh sao cho hiệu quả?

Lỏng khớp đầu gối là tình trạng khớp gối bị lỏng lẻo khi dây chằng chéo trước bị tổn thương do chấn thương thể thao hoặc tai nạn lao động. Tình trạng này rất khó giải quyết nếu không có sự can thiệp kịp thời và phù hợp. Trong bài viết này, bonbone sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về tình trạng lỏng khớp gối. 

1. Lỏng khớp gối là gì?

Lỏng khớp gối (hoặc khớp gối lỏng lẻo) là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh thoái hóa khớp gối hoặc do chấn thương khi chơi thể thao hoặc do ảnh hưởng. Khi bị lỏng khớp gối, người bệnh cảm thấy yếu ở chân, khó đứng bằng một chân và đi lại rất dễ vấp ngã, nghiêm trọng hơn là có nguy cơ teo cơ, bại liệt rất cao. Do đó, việc điều trị lỏng khớp gối sớm là vô cùng cần thiết.

Lỏng khớp gối là một trong những triệu chứng của thoái hóa khớp gối

2. Nguyên nhân của tình trạng lỏng khớp gối

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lỏng lẻo khớp gối. Dưới đây là những nguyên nhân chính mà bonbone đã tổng hợp lại cho các bạn tham khảo

2.1. Chấn thương

Chấn thương là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng lỏng khớp gối. Đặc biệt, chấn thương dây chằng sẽ dẫn đến lỏng khớp gối, điều này thường xảy ra khi chơi bóng đá.

2.2. Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối khiến lớp sụn ở trong khớp gối có dấu hiệu bị bào mòn, gây tổn thương và suy giảm chất dịch trong khớp khiến khớp trở nên lỏng lẻo, kém linh hoạt.

2.3. Hội chứng GJH (Generalized Joint Hypermobility)

Những người bị lỏng khớp xương từ trong bụng mẹ thường không gây ra vấn đề nghiêm trọng nên không cần điều trị. Tuy nhiên, một số người có thể gặp các tình trạng: trật khớp, bong gân,…

2.4. Một số bệnh tiềm ẩn

Những bệnh lý này có thể góp phần làm lỏng khớp đầu gối, bao gồm:

  • Hội chứng Down.
  • Rối loạn chức năng khớp (rối loạn di truyền về phát triển xương).
  • Hội chứng di truyền ảnh hưởng đến tính đàn hồi của khớp Ehlers-Danlos.
  • Hội chứng rối loạn mô liên kết Marfan.
  • Hội chứng Morquio (hội chứng rối loạn di truyền ảnh hưởng đến chuyển hóa).
Xem thêm:  HỘI NGHỊ KHÁCH HÀNG BONBONE 2023

2.5. Sinh hoạt và làm việc không khoa học

Việc vận động quá sức, khuân vác vật nặng… sẽ gây áp lực lên khớp các khớp trên đầu gối dẫn đến lỏng khớp gối.

Thường xuyên mang vác vật nặng gây lỏng khớp gối

3. Triệu chứng hiện tượng lỏng khớp gối

Nguyên nhân gây ra hiện tượng lỏng khớp gối là do dây chằng chéo trước bị tổn thương, đây không phải là bệnh liên quan đến xương khớp. Để xác định xem bản thân có bị lỏng khớp gối hay không, bạn có thể dựa vào những dấu hiệu cơ bản sau:

  • Đầu gối sưng, có thể đau mất vài ngày. 
  • Chân cảm thấy yếu khi di chuyển và đi lại. 
  • Khi đứng bằng một chân bên đầu gối bị đau thì sẽ rất khó đứng vững.
  • Đối với vận động viên: lực đá giảm rõ rệt, quỹ đạo bóng trở nên thiếu chính xác và bị lệch. 
  • Các hoạt động như: lên xuống cầu thang, leo dốc sẽ ngày càng trở nên khó khăn. 
  • Dễ bị ngã và trẹo đầu gối khi đi bộ nhanh.
  • Theo thời gian, cơ đầu gối có thể bị teo dẫn đến tàn phế.

4. Bệnh lỏng khớp khối có bị nguy hiểm không?

Nếu khớp gối bị lỏng lẻo do bẩm sinh thì tình trạng này không quá nghiêm trọng, thậm chí còn rất hữu ích trong các trường hợp như: học khiêu vũ, tập yoga…

Nhưng nếu bạn bị lỏng khớp gối do chấn thương hoặc mắc các bệnh lý khác thì một thời gian sau các cơ đầu gối bị teo đi, khả năng vận động của khớp sẽ bị giảm sút và người bệnh có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm nhất là tàn phế.

Xem thêm:  Tổng hợp 4 nhóm chấn thương thể thao thường gặp nhất hiện nay

Lỏng khớp gối khiến tình trạng đi lại gặp khó khăn

5. Bạn nên đi khám bác sĩ khi nào?

Thông thường, tình trạng lỏng khớp gối ban đầu rất khó phát hiện, mọi người sẽ chỉ tìm cách điều trị khi cảm thấy đau, sưng, nhức khớp hoặc khớp gối thay đổi đột ngột. Do đó, ngay khi cảm thấy khớp gối bị lỏng lẻo, kèm theo những dấu hiệu sau, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay:

  • Đau khớp gối trong hoặc sau khi vận động.
  • Trật khớp gối thường xuyên.
  • Chân đứng không vững.
  • Luôn cảm thấy mỏi chân. 
  • Có dấu hiệu teo cơ.

6. Phương pháp điều trị lỏng khớp khối

Các bác sĩ sẽ điều trị tình trạng lỏng khớp gối dựa trên nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tùy thuộc vào tình trạng của bản thân, bệnh nhân sẽ được bác sĩ điều trị bằng những phương pháp sau:

6.1. Điều trị nội khoa

Nếu như khớp gối của bạn bị lỏng lẻo do thoái hóa khớp thì bác sĩ sẽ yêu cầu bạn sử dụng thuốc tái tạo sụn. Để ngăn ngừa nhiễm trùng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng thêm thuốc chống viêm không Steroid. Ngoài ra, các loại thuốc giảm đau như Paracetamol, Aspirin,… được chứng minh là rất hiệu quả để nhanh chóng loại bỏ cơn đau khớp gối tạm thời.

Lỏng khớp gối

6.2. Điều trị ngoại khoa

Trong trường hợp bệnh nhân bị lỏng khớp gối do đứt dây chằng chéo, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để phục hồi chức năng của khớp đầu gối. Thời gian phục hồi sau khi phẫu thuật điều trị lỏng khớp gối kéo dài hay ngắn tùy thuộc vào nỗ lực tập luyện và mong muốn của người bệnh. Trung bình, thời gian hồi phục là 3 đến 6 tháng, người bệnh có thể hoạt động khớp gối bình thường. Nếu như muốn quay lại hoạt động thể theo thì có thể kéo dài từ 9 đến 12 tháng hoặc hơn.

7. Cách phòng tránh lỏng khớp gối

Để ngăn chặn tình trạng lỏng khớp gối, bạn nên thay đổi lối sống và thực hiện chế độ ăn uống hợp lý để tăng cường sức khỏe cho hệ thống khớp. Cụ thể:

  • Bổ sung các thực phẩm giàu Canxi và Vitamin D như: sữa, trứng, cá…
  • Bổ sung các loại rau lá xanh như: rau họ cải, cần tây, súp lơ…
  • Ăn nhiều những thức ăn giàu Axit béo Omega-3 như: cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá mòi, cá tuyết…
  • Thường xuyên uống nước ép trái cây giàu Vitamin C, D, B, K.
  • Hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều muối, nội tạng động vật, thịt đỏ, thực phẩm chứa nhiều Cholesterol. 
  • Buổi tối trước khi đi ngủ, bạn có thể thực hiện các động tác co duỗi đầu gối; trước khi tập nên khởi động kỹ để khớp gối hoạt động trơn tru.
  • Thường xuyên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, tăng cường sức mạnh cho hệ xương khớp như: xoay khớp gối, đứng lên ngồi xuống. 
  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là chân và đầu gối, nhất là vào mùa đông vì đầu gối chỉ được bao phủ bởi một lớp da mà không có cơ và mỡ bảo vệ. 
  • Đi giày có chiều cao phù hợp, hạn chế đi giày cao gót làm tăng áp lực lên khớp gối
Xem thêm:  Cần làm gì khi khớp gối bị tràn dịch?

Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng để phòng tránh lỏng khớp gối

Hy vọng những thông tin mà bonbone chia sẻ bên trên sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức về tình trạng lỏng khớp đầu gối. Ngoài ra, bonbone là thương hiệu chuyên cung cấp các loại đai thể thao hàng đầu tại Nhật Bản. Các sản phẩm của bonbone không chỉ hỗ trợ phòng ngừa các bệnh về xương khớp mà còn hỗ trợ điều trị chấn thương hiệu quả. Nếu còn điều gì thắc mắc hãy nhanh tay gọi đến số (028) 22 600 006 – (024) 22 622 228 của Công ty Cổ phần Thiết bị y sinh (BIOMEQ) để được tư vấn một cách tốt nhất.