Những điều cần biết về nhức mỏi đầu gối nguy hiểm như thế nào?

Nhức mỏi đầu gối có thể là do xuất phát từ các chấn thương hoặc triệu chứng về các bệnh xương khớp. Khi xuất hiện các dấu hiệu đau nhức, mỏi gối, bạn hãy chữa trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm. Trong bài viết dưới đây, bonbone sẽ cung cấp những điều cần biết về nhức mỏi đầu gối mà mọi người cần lưu ý. 

1. Nhức mỏi đầu gối nguy hiểm như thế nào?

Nhức mỏi đầu gối là chứng bệnh phổ biến ở nhiều người khi thay đổi thời tiết, đặc biệt là vào mùa lạnh. Các triệu chứng nhức mỏi gối không rõ ràng, không có biểu hiện cụ thể. 

Nhức mỏi đầu gối xảy ra khi các tế bào sụn tại khớp gối đã bị tổn thương. Đây là dấu hiệu cho rất nhiều các bệnh về xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp… Vì vậy, mối nguy hiểm do nhức mỏi đầu gối gây ra không thể lường trước. 

Nếu như không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng như:

+ Nhức mỏi ở khớp gối diễn ra liên tục với cường độ mạnh khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày .

+ Khớp gối biến dạng, sưng to, đỏ, thậm chí có thể lệch hẳn sang một phía.

+ Biến chứng nguy hiểm nhất là bại liệt chân. Bệnh nhân sẽ hoàn toàn mất khả năng đi lại gây bất tiện bởi sinh hoạt không thể tự chủ. 

Nhức mỏi đầu gối thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng nhức mỏi đầu gối

Tình trạng nhức mỏi đầu gối có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Người bệnh cần lưu ý các nguyên nhân dưới đây để có thể giảm nhức khớp gối. 

2.1. Chấn thương

Chấn thương đầu gối là một trong những loại chấn thương phổ biến như đứt dây chằng, trật khớp gối,… Việc này có thể xảy ra khi chơi thể thao, tai nạn giao thông,… Những chấn thương này sẽ gây ra cảm giác khó chịu, nhức mỏi, bao gồm:

Bong gân

Đây là tình trạng khớp gối bị giãn dây chằng, nhưng đứt dây chằng. Khi bị bong gân, đầu gối sẽ có cảm giác rất đau nhức, sưng đỏ, bầm tím do máu tụ lại và vùng gối nóng lên.

Tổn thương dây chằng

Khi bị tổn thương dây chằng do té ngã hay tai nạn sẽ dẫn đến cơn đau ở khớp gối, sưng to, khó khăn trong cử động khớp. Sau 2-3 tuần, các triệu chứng này có thể biến mất nhưng sẽ xuất hiện hiện tượng teo cơ, xương đùi và xương chày trở nên lỏng lẻo liên kết.

Xem thêm:  Đau đầu gối có phải là biểu hiện của thoái hóa khớp gối hay không?

Tổn thương sụn chêm

Khi mang vác vật nặng, vận động quá sức hoặc xoay gối đột ngột, sụn chêm sẽ bị rách, gây đau và sưng nề đầu gối khiến nhiều người nhức mỏi. 

Gãy xương bánh chè

Xương bánh chè dễ bị tổn thương nếu có tác động mạnh và đột ngột. Người bệnh sẽ xuất hiện cảm giác đau nhói, bầm tím, không thể cử động hoàn toàn nếu bị gãy rời hai đầu xương.

Trật khớp

Đây là hiện tượng xảy ra khi đầu của xương bị lệch khỏi vị trí ban đầu, gây đau, sưng tấy. Việc này thường xuyên xảy ra đối với người hay chơi thể thao

Một trong số nguyên nhân gây nhức mỏi đầu gối là trật khớp

2.2. Bệnh lý về xương khớp

Bệnh lý về xương khớp là một trong những điều cần biết về nhức mỏi đầu gối. Khi bị đau khớp gối, người bệnh luôn trong trạng thái lo âu. Nếu chẩn đoán và điều trị kịp thời các bệnh lý về khớp gối sẽ sớm thoát khỏi cơn đau dai dẳng. 

Thoái hóa khớp gối

Đây là hiện tượng xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể hoặc do tai nạn, béo phì, vận động gắng sức, thói quen hay ngồi xổm… Người bệnh không chỉ có triệu chứng nhức mỏi gối mà khớp gối còn phát ra tiếng lạo xạo khi co duỗi, và đau ngày càng tăng khi vận động.

Viêm khớp dạng thấp

Bệnh lý tự miễn thường gặp ở phụ nữ trung niên. Viêm khớp dạng thấp gây tổn thương nghiêm trọng đến sụn khớp và đầu xương dưới sụn, gây đau khớp, thậm chí là biến dạng khớp từ đó liên tục xuất hiện các cơn đau ngày cả khi nghỉ ngơi. Các khớp đau nhức nhiều hơn vào buổi đêm, sáng sớm có thể kéo dài tối đa 30 phút.

Bệnh gout

Đây là bệnh rối loạn do quá trình chuyển hóa tăng axit uric trong máu, trong khớp xương, từ đó gây chèn ép dây thần kinh. Gout có thể tác động lên khớp gối nên người bệnh sẽ có cảm giác nhức mỏi gối một cách dữ dội.

Xem thêm:  Bệnh gout có di truyền không? Các biện pháp phòng ngừa mà bạn nên biết

Viêm bao hoạt dịch gối

Bao hoạt dịch là một túi chứa dịch lỏng ở ngoài khớp gối giúp các khớp hoạt động dễ dàng hơn. Tại khớp gối, khi bao hoạt dịch bị viêm gây ra khô khớp, tràn dịch khớp gây ra tình trạng sưng nóng, nhức mỏi, khớp gối cứng. 

Viêm bao dịch gối là nguyên nhân gây nhức mỏi đầu gối

2.3. Lối sống không lành mạnh

Ngoài việc chấn thương và các bệnh lý về xương khớp, thì lối sống kém lành mạnh cũng là nguyên nhân gây ra nhức mỏi đầu gối. Các thói quen xấu như thức khuya, sử dụng chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá,…) làm cho nhịp sống sinh học bị đảo lộn về lâu dài sẽ khiến xương khớp yếu đi.

3. Những điều cần biết về nhức mỏi đầu gối để điều trị hiệu quả

Việc điều trị nhức mỏi đầu gối sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh và sức khỏe của người bệnh. Dưới đây là các phương pháp điều trị hiệu quả thường được sử dụng hiện nay.

3.1. Tập luyện các bài tập giảm đau phù hợp

Những bài tập dành cho đầu gối có tác dụng tăng cường sức mạnh cơ bắp chân trên, từ đó hạn chế đau nhức mỏi gối. Bạn nên thực hiện theo hướng dẫn của các chuyên gia xương khớp để đạt hiệu quả tốt nhất và tránh để bị chấn thương,

3.2. Chườm nóng, chườm lạnh

Đây là một những điều cần biết về nhức mỏi đầu gối. Chườm lạnh có tác dụng giảm đau nhanh chóng, giảm nguy cơ sưng tấy, tổn thương mô nên phù hợp cho những cơn đau do chấn thương sau 48 giờ. Chườm nóng thì hiệu quả hơn trong việc điều trị đau cơ, đau khớp mạn tính, nhưng không thể áp dụng cho người có da bị viêm hay xuất hiện vết thương hở. 

Chườm lạnh giúp làm giảm các cơn đau mỏi gối

3.3. Nghỉ ngơi, chế độ ăn uống lành mạnh

Điều này sẽ giúp cho các mô ở khớp gối có thời gian hồi phục, từ đó làm giảm các cơn đau. Tuy nhiên, nghỉ ngơi không đồng nghĩa với chỉ ngồi hay nằm yên một chỗ vì điều này có thể dẫn đến cứng khớp và làm yếu cơ.

3.4. Massage, xoa bóp

Một trong những điều cần biết về nhức mỏi đầu gối khi điều trị là xoa bóp, massage là biện pháp giúp giảm đau nhức, mỏi gối rất hiệu quả. Điều này giúp tăng cường lưu thông máu tại đầu gối, giảm đau,… Tuy nhiên, khi xoa bóp cần dùng lực vừa phải để tránh chấn thương tại đầu gối trở nên nghiêm trọng.

Xem thêm:  Đau nhức xương khớp nên ăn gì? Chế độ ăn uống có khoa học mà bạn cần biết

3.5. Sử dụng đai quấn hỗ trợ đầu gối

Với sự phát triển của công nghệ trong y tế, hiện nay đã có rất nhiều loại đai được ra đời giúp giảm tình trạng chấn thương khi hoạt động mạnh và giảm các cơn đau từ khớp gối. Và trong số các đai bảo vệ hỗ trợ đầu gối đang được lưu hành tại Việt Nam, nổi bật hơn cả chính là đai quấn nhà bonbone là đơn vị uy tín thuộc tập đoàn hàng đầu Nhật Bản về cung cấp các sản phẩm hỗ trợ bảo vệ các bệnh về xương khớp, hỗ trợ điều trị các chấn thương.

phuong ngua dau khop goi bonbone Thin PF

Đai hỗ trợ cố định khớp gối bonbone Thin PF Cross Belfs

3.6. Sử dụng thuốc điều trị

Việc sử dụng thuốc điều trị giúp làm giảm các cơn đau rất nhanh, người bệnh dễ chịu hơn. Một số loại thuốc thường dùng trong nhức mỏi đầu gối như Paracetamol, các thuốc thuộc nhóm Corticoid để tiêm khớp.

Người bệnh cần lưu ý việc sử dụng thuốc cần được tham khảo ý kiến của bác sĩ. Nếu tự ý dùng thuốc có thể dẫn đến các tác dụng phụ nguy hiểm.

3.7. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là biện pháp cần thiết khi nhức mỏi khớp gối đã trở nên nghiêm trọng. Liệu pháp này được thực hiện tại các bệnh viện dưới sự giám sát chặt chẽ của các bác sĩ chuyên khoa. Vật lý trị liệu giúp khớp gối khôi phục hoạt động, giảm thiểu tình trạng đau nhức.

Trên đây là những điều cần biết về nhức mỏi đầu gối chi tiết, chính xác nhất. Nhức mỏi đầu gối sẽ trở nên nghiêm trọng nếu bạn không điều trị kịp thời. Vì vậy, các bạn hãy lắng nghe cơ thể mình để có thể có sức khỏe tốt nhất. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc gì, hãy liên hệ Công ty Cổ phần Thiết bị y sinh (BIOMEQ) qua hotline 028 22 600 006 (TP.HCM) hoặc 024 22 622 228 (Hà Nội).