Tổn thương dây chằng gối khi chơi thể thao

Tổn thương dây chằng gối là một chấn thương khá phổ biến trong lĩnh vực thể thao. Vậy tổn thương dây chằng gối được hiểu như thế nào? Để giúp các bạn có cái nhìn tổng thể hơn, trong bài viết dưới đây, bonbone sẽ cung cấp cho các bạn nhiều thông tin bổ ích xoay xung quanh vấn đề này

1. Tổn thương dây chằng gối là gì?

Đầu gối là một khớp bản lề được nối với nhau bởi bốn dây chằng. Trong đó, dây chằng là một cấu trúc vô cùng quan trọng giúp giữ các xương lại với nhau và kiểm soát toàn bộ cử động của khớp. Đặc biệt, dây chằng còn đảm bảo khoảng cách mà xương chày có thể trượt về phía trước so với xương đùi để tạo điều kiện cho chúng ta di chuyển một cách dễ dàng và thuận tiện.

Dây chằng đầu gối bị tổn thương khi có lực tác động đột ngột làm cho khớp gối bị xoay hay bị đè trực tiếp dẫn đến bị chấn thương. Chấn thương dây chằng đầu gối có thể gặp trong những chấn thương thể thao, tại nạn giao thông, tại nạn lao động,… Tổn thương dây chằng gối sẽ gây ra những cơn đau nhức, sưng đỏ vùng xung quanh gối làm hạn chế vận động.

Người chơi thể thao thường có nguy cơ cao bị tổn thương dây chằng đầu gối

2. Dấu hiệu kiểm tra khi dây chằng đầu gối bị tổn thương

Tổn thương dây chằng đầu gối khi chơi thể thao rất thường xuyên xảy ra, để nhận biết mình có bị hay không, chúng ta có thể dựa vào một số dấu hiệu sau:

– Khi vừa xảy ra chấn thương, đầu gối đau nhức dữ dội, sau đó đỏ sưng và bầm tím trong và giờ sau đó.

– Khớp gối lỏng lẻo, cảm giác chân không thật, khó khăn khi đứng trụ chân bị chấn thương, khó khăn khi đi lên cầu thang, hoặc chạy nhanh,..

Xem thêm:  Cách giảm đau sau lưng bên phải gần eo và các biện pháp phục hồi

– Có tiếng lạo xạo phát ra từ khớp gối, khi nhấc gối lên hoặc co duỗi.

– Đôi khi khớp bị co cứng, kẹp khớp ở một tư thế nào đó, phải gập duỗi gối mới trở lại bình thường.

– Một thời gian sau xuất hiện teo cơ đùi, đùi ở bên bị chấn thương nhỏ hơn so với bên không bị chấn thương.

3. Cách loại tổn thương dây chằng gối khi chơi thể thao

Có rất nhiều loại tổn thương dây chằng gối khi chơi thể thao, trong đó điển hình có bốn dạng chấn thương dây chằng chéo gối khác nhau, bao gồm:

3.1. Chấn thương dây chằng chéo trước

Dây chằng chéo trước là dây chằng nằm ở trung tâm đầu gối, hỗ trợ kết nối xương đùi và xương ống chân, hỗ trợ ổn định đầu gối cũng như điều khiển các hoạt động. Đây là dây chằng dễ bị tổn thương nhất ở đầu gối, khi dây chằng chéo trước bị tổn thương, bạn có thể nghe thấy tiếng rắc ở vùng đầu gối, đồng thời cảm thấy sưng đỏ và đau nhức.

3.2. Chấn thương dây chằng chéo sau

Dây chằng chéo sau giữ vai trò liên kết xương đùi với xương ống chân ở đầu gối. Dây chằng chéo sau khó bị tổn thương do dày và mạnh hơn dây chằng chéo trước. Nhưng khi bị tổn thương sẽ rất nghiêm trọng và khó phục hồi. Khi người bệnh phải chịu một lực tác động mạnh, khiến cơ thể dồn một lực rất lớn lên đầu gối, thì sẽ có khả năng dẫn đến đứt dây chằng chéo sau.

Xem thêm:  Đau khớp gối có nên xoa bóp không?

3.3. Chấn thương dây chằng bên trong gối

Dây chằng bên trong bắt đầu từ bên trong đầu dưới của xương đùi đến phía bên trong đầu tiên của xương chảy. Dây chằng bên trong có nhiệm vụ liên kết xương đùi và xương ống chân bên trong đầu gối. Chấn thương dây chằng chéo bên trong gối thường gặp ở những vận động viên chơi môn thể thao va chạm mạnh như bóng đá, bơi lội,…

3.4. Chấn thương dây chằng bên ngoài

Dây chằng bên ngoài giúp nối xương đùi với xương mác, xương nhỏ hơn ở cẳng chân nằm bên ngoài đầu gối. Nếu đầu gối bị lực ép từ bên ngoài sẽ gây chấn thương dây chằng bên ngoài, gây mất ổn định cho khớp gối, kèm theo các triệu chứng như: căng cơ, sưng đau,… Chấn thương dây chằng bên ngoài thường gặp ở các vụ tai nạn giao thông hay va chạm mạnh khi chơi thể thao.

Chấn thương dây chằng khớp gối bên ngoài gây mất ổn định khớp gối

4. Cách xử lý khi dây chằng gối bị tổn thương

Nếu được điều trị đúng cách, các tổn thương về dây chằng đầu gối nhẹ vẫn có thể tự phục hồi được. Để có thể mang lại sự hiệu quả trong điều trị bạn cần:

Bước 1: Dùng khăn hoặc túi đựng đá lạnh, chườm trong 20 – 30 phút kéo dài trong 2 đến 3 ngày hoặc đến khi hết sưng.

Bước 2: Ngồi hoặc nằm xuống và nâng cao vùng bị tổn thương bằng cách đặt một chiếc đệm bên dưới vùng chân.

Bước 3: Để giảm bớt sự đau nhức, khó chịu, hãy tránh tiếp xúc với đầu gối, hạn chế cử động mạnh. Sử dụng nạng để tránh cho đầu gối hoạt động nhất có thể.

Bước 4: Cân nhắc sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm theo sự hướng dẫn của bác sĩ như aspirin, ibuprofen hay naproxen. 

Xem thêm:  Nồng độ acid uric trong máu và bệnh gout: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

5. Cách hạn chế tổn thương dây chằng gối khi chơi thể thao

Chấn thương là sự cố xảy ra ngoài ý muốn nên khó có thể phòng ngừa hoàn. Tuy nhiên, bạn có thể xây dựng một số thói quen tốt để hạn chế rủi ro gây tổn thương đầu gối như:

  • Khởi động cẩn thận trước khi chơi thể thao.
  • Trang bị đồ bảo hộ đúng với môn thể thao đang chơi.
  • Quan sát cẩn thận trước khi di chuyển, hay chuẩn bị va chạm.
  • Cân nhắc, điều chỉnh chế độ tập luyện phù hợp với bản thân.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng nhằm duy trì sức khỏe cơ xương khớp.
  • Dán băng cố định cơ để ngăn ngừa tổn thương cơ cho người chơi thể thao.

Sử dụng Đai hỗ trợ cố định đầu gối Free Knee Supporter KI để bảo vệ khớp gối hiệu quả

Tổn thương dây chằng chéo gối khi chơi thể thao nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ để lại những biến chứng nghiêm trọng. Hiện nay Công ty Cổ phần Thiết bị y sinh (BIOMEQ) với thâm niên lâu năm trong nghề, đội ngũ nhân viên chất lượng cùng với trang thiết bị hiện đại. Chuyên phân phối ra thị trường các thiết bị, đai bonbone hỗ trợ các bệnh về xương khớp, đồng thời hỗ trợ điều trị hiệu quả chấn thương, đảm bảo mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Nếu có thắc mắc gì, vui lòng liên hệ qua Tel: (028) 22 600 006 – (024) 22 622 228 hoặc Email: info@biomeq.com.vn để được giải đáp kịp thời.