VÌ SAO MƯA LẠNH CHUYỂN MÙA XƯƠNG KHỚP BỊ ĐAU NHIỀU VÀ NẶNG HƠN?

Đau nhức xương khớp là tình trạng nhiều người gặp phải vào giai đoạn chuyển mùa, nhất là thời điểm mùa đông. Sự thay đổi đột ngột của thời tiết kèm những cơn gió lạnh buốt khiến cơn đau nhức, mệt mỏi trở nên nghiêm trọng hơn. Hiểu về tình trạng đau nhức xương khớp giao mùa sẽ giúp người bệnh chủ động ngăn ngừa, khắc phục tốt hơn.

Tại sao xương khớp hay bị đau nhức khi trời trở lạnh?

Thực tế có đến 50% bệnh nhân xương khớp cho biết họ thường xuyên bị đau nhức nghiêm trọng hơn khi thời tiết thay đổi, cụ thể là nhạy cảm hơn với nhiệt độ và áp suất khí quyển.

Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân là do khi thời tiết trở lạnh sẽ khiến các gân cơ dễ bị co rút, dịch khớp đông quánh lại. Từ đó, các khớp trở nên khô cứng, có biểu hiện đau mỏi và khó cử động. Thời tiết lạnh cũng khiến cho các đầu mút dây thần kinh ở khớp trở nên nhạy cảm và người bệnh sẽ cảm nhận cơn đau rõ ràng hơn. Ngoài ra, vào mùa lạnh, thói quen tập luyện cũng bị giảm đi, khiến các khớp không được vận động thường xuyên, máu lưu thông kém. Đây cũng là yếu tố thuận lợi khiến bệnh xương khớp tiến triển nặng thêm.

Đau nhức xương khớp khi trời lạnh

Thời tiết chuyển lạnh là nguyên nhân khiến các khớp bị đau hơn.

Khớp viêm nhạy cảm với áp suất khí quyển

Ở người mắc bệnh xương khớp, hầu hết đều xảy ra tình trạng bào mòn ở lớp sụn bao phủ xương bên trong khớp, khiến dây thần kinh bị tác động cảm nhận được sự thay đổi của áp suất. Ngoài ra, áp suất khí quyển thay đổi khi giao mùa khiến các cơ, gân, mô sẹo dễ co lại và giãn ra gây đau đớn.

Nhiệt độ thấp làm khô cứng khớp

Trong một cuộc khảo sát ở 200 người mắc bệnh viêm xương khớp gối cho kết quả khi nhiệt độ giảm khoảng 10 độ, phần lớn người bệnh bị tăng chứng đau khớp. Nguyên nhân do nhiệt độ thấp khiến chất lỏng bên trong khớp trở nên đặc hơn, dẫn đến hiện tượng khô cứng khớp. Có thể thấy, bệnh về khớp khiến những cơn đau nhức, khô cứng khớp nhạy cảm hơn với thời tiết, đặc biệt là thời tiết trở lạnh hay trước những ngày mưa. Cần hiểu rõ, thời tiết thay đổi chỉ là nguyên nhân tạm thời làm gia tăng cơn đau nhức khớp, không phải là nguyên nhân gây bệnh.

Theo thời gian, hầu hết người bệnh viêm khớp bị đau nhức nghiêm trọng hơn, khiến người bệnh gặp khó khăn trong các hoạt động thường ngày, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt. Nếu bị đau nhức xương khớp khi trời lạnh, nên đi khám và điều trị sớm, tránh những tổn thương khớp nghiêm trọng khiến bạn phải sống chung với căn bệnh này nhiều năm.

Xem thêm:  Tại sao đau mỏi khớp sau khi uống rượu? Tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng ngừa

Triệu chứng khi đau nhức xương khớp vào mùa lạnh

Đau nhức xương khớp vào mùa lạnh có triệu chứng điển hình như sau:

Đau nhức xương khớp: Tại các vị trí thường xuyên cử động nhiều như đầu gối, cổ tay, ngón tay, người bệnh sẽ thấy đau nhức và buốt từ trong xương, các khớp sưng và đỏ, tê cứng làm cản trở vận động.
Phát ra âm thanh ở các khớp: Khi trời trở lạnh, đau nhức xương khớp có thể phát ra âm thanh mỗi khi cử động.
Cứng khớp: Bệnh đau xương khớp mùa lạnh có triệu chứng nổi bật là cứng khớp, đặc biệt là vào buổi sáng lúc mới thức dậy. Cứng khớp khiến việc co duỗi trở nên khó khăn. Để cử động bình thường, người bệnh cần phải thực hiện xoa bóp và vận động khớp nhẹ nhàng.
Nhạy cảm với cơn đau hơn: Người bị bệnh khớp mãn tính thường nhạy cảm với cơn đau xương khớp hơn do lớp sụn khớp đã bị bào mòn, khiến đầu xương bị trơ ra.

Đau nhức xương khớp khi trời lạnh

Khi trời trở lạnh các khớp sẽ có hiện tượng đau buốt và sưng đỏ.

Các bện pháp xử lí đau nhức xương khớp khi trời lạnh

Giữ ấm cơ thể

Giữ ấm hợp lý có thể xem là biện pháp cơ bản, đơn giản nhất mà tất cả mọi người có thể thực hiện theo phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Cần mặc đủ ấm, dùng khăn quàng cổ, găng tay, tất. Điều quan trọng là nên giữ ấm trước khi đi ngủ vào buổi tối, vì nhiệt độ có khuynh hướng thấp dần về đêm và đầu buổi sáng. Đặc biệt, các khớp ở ngón tay, ngón chân là những khớp nhỏ nằm ở xa cơ thể nên thường sẽ bị nhiễm lạnh đầu tiên so với các khớp lớn hơn.

Hạn chế chân tay bị ẩm ướt, cần nhanh chóng lau khô người khi đi mưa hoặc tiếp xúc với nước. Khi khớp có dấu hiệu đau nhức, tê cứng cần làm nóng, ấm xung quanh vị trí đau bằng máy sấy hoặc chườm nóng, ngâm nóng. Biện pháp ngâm nước nóng vừa có tác dụng trao đổi nhiệt tại chỗ ở ngoài da, vừa giúp tăng cường tuần hoàn ở bên trong, giúp làm ấm cơ thể hiệu quả.

Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn

Theo TS.BS Tăng Hà Nam Anh, Giám đốc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, bên cạnh những thay đổi đột ngột của thời tiết, như nhiệt độ hạ thấp, áp suất không khí giảm và độ ẩm tăng, thì việc hạn chế hoặc ít vận động cũng được xem là yếu tố khiến khớp xương tăng đau nhức vào mùa đông. Lười vận động khiến lưu lượng máu đến các khớp (nhất là tứ chi) bị sụt giảm, gây co thắt cơ bắp, dẫn đến hiện tượng cứng và đau khớp.

Xem thêm:  Các tư thế yoga giúp giảm đau lưng hiệu quả

Người bị đau nhức xương khớp thường có các triệu chứng cứng khớp vào buổi sáng, nhất là các khớp nhỏ như ở bàn tay, bàn chân. Trước khi rời khỏi giường vào buổi sáng, người bệnh cần tập co duỗi các ngón tay, chân, cũng như các khớp lớn để giảm bớt cảm giác tê cứng. Co duỗi còn giúp máu lưu thông tốt đến các khớp, sau một đêm nằm ngủ xem như các khớp bị “bất động” tạm thời.

Các bài tập thể dục buổi sáng vẫn nên duy trì hàng ngày. Nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và hầu hết các ngày trong tuần. Việc duy trì tập luyện, kể cả khi trời lạnh giúp duy trì sức mạnh của cơ, gân, dây chằng. Đây là những bộ phận giữ vững khớp, góp phần giảm tải sức nặng tác động lên mặt khớp, gây đau khớp. Bên cạnh đó, các bài tập tại chỗ giữa buổi làm việc cũng được khuyến khích áp dụng hàng ngày.

Đau nhức xương khớp khi trời lạnh

Duy trì thói quen tập thể dục mỗi ngày để tăng sự linh hoạt các khớp khi trời lạnh.

Dinh dưỡng hợp lý

Người bệnh nên ăn thực phẩm chứa nhiều acid béo omega-3 như cá hồi, cá ngừ, các vitamin A, E, C có trong đậu nành, rau xanh, hạt mầm, cà rốt, cà chua, ớt, bơ…

Hạn chế rượu bia, các bữa tiệc thịnh soạn vì có thể gây ra một cơn gout cấp (nhất là ở những bệnh nhân gout) và làm trầm trọng hơn tình trạng đau nhức xương khớp.

Uống đủ nước mỗi ngày. Cơ thể thiếu nước có thể gây hiện tượng cô đặc máu, làm giảm lưu thông máu đến nuôi dưỡng các khớp, nhất là các khớp ở xa (bàn tay, bàn chân). Khuyến khích dùng thức ăn, nước uống có nhiệt độ ấm vì sẽ bổ sung thêm nguồn nhiệt để làm ấm cơ thể.

Xây dựng thói quen đeo đai bonbone mỗi ngày

Thời tiết lạnh có thể khởi phát hoặc làm tăng độ đau nhức ở các khớp trong cơ thể, nhất là khớp gối, khớp cổ tay và cột sống thắt lưng. Để công việc và sinh hoạt không bị ảnh hưởng bởi cơn đau nhức xương khớp trong những ngày đông lạnh giá, mọi người cần chăm sóc và bảo vệ khớp bằng cách đeo đai xương khớp bonbone mỗi ngày. Dưới đây là một số loại đai bonbone giúp bạn giảm đau nhức xương khớp các vùng dễ đau khi thời tiết thay đổi: cổ tay, lưng và khớp gối

Đai cố định lưng Pro Hard Slim

Đai cố định lưng Pro Hard Slim là dòng sản phẩm cao cấp thuộc thương hiệu bonbone của tập đoàn Daiya, với hơn 60 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cơ xương khớp. Được biết đến là sản phẩm hỗ trợ đắc lực cho cột sống, bonbone PRO HARD SLIM giúp cố định và hạn chế hiệu quả sự chuyển dịch của cột sống, làm giảm cơn đau khi vận động, hạn chế các chấn thương cho cột sống bằng cách tác động mạnh lên vùng cột sống tổn thương, qua đó làm giảm lực tác động lên đĩa đệm. Được thiết kế với hệ thống ròng rọc đôi giảm ¾ sức kéo tạo lực siết gấp 4 lần sức kéo chỉ tác dụng lực lên vùng lưng mà không siết vùng bụng giúp bạn có được tư thế thoải mái nhất khi mang đai.

Xem thêm:  Dấu hiệu và điều trị cho viêm khớp dạng thấp vị thành niên (JRA)

Đai cố định lưng nhật bản

Đeo đai lưng Pro Hard Slim sẽ giúp bạn giảm đau lưng khi trời lạnh.

Đai nẹp cổ tay tiêu chuẩn Standard Wrist Supporter

Đai Nẹp Cổ Tay Tiêu Chuẩn – Standard Wrist Supporter có thể làm chắc cổ tay của bạn với sức nén thích hợp. Vật liệu đặc biệt giúp cân bằng giữa độ cứng & độ mềm, thoáng khí và sử dụng thoải mái. Sản phẩm tác động áp lực lên cơ bắp cổ tay làm tăng sức mạnh của cổ tay, kể cả khi cơ bắp bị cứng sau một khoảng thời gian dài hoặc cổ tay bị chấn thương do vận động quá đà.

bonbone Standard Wrist Supporter được thiết kế tăng cường độ nhám dễ dàng điều chỉnh độ vừa vặn giúp bạn thoải mái hoạt động mà không lo bị trượt, nhờ đó giảm thiểu tối đa tất cả những chấn thương gây ra khi vận động mạnh trong thể thao hoặc sử dụng cổ tay quá đà.

Đai cố định khớp gối Thin PF Cross Belt

Đai Cố Định Đầu Gối – Thin PF Cross Belt là giải pháp toàn diện hỗ trợ khớp gối, được thiết kế kết hợp 2 đai chính bảo vệ khớp gối và 2 đai phụ tạo lực liên kết khớp gối và điều chỉnh định hình khớp gối hướng vào trong hoặc ra ngoài. Đai được thiết kế thoáng khí & chống trượt đáp ứng nhu cầu bảo vệ khớp khớp gối trong khi điều trị hoặc hỗ trợ vận động, đi lại hàng ngày nhẹ nhàng giảm đau, giảm áp lực lên khớp gối.

Ngoài ra, sản phẩm còn được thiết kế hỗ trợ phần mở rộng của khớp gối, hai vành đai có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào triệu chứng của chấn thương làm giảm áp lực lên đầu gối và cẳng chân hỗ trợ điều trị hiệu quả chấn thương.

Đai gối Thin PF sẽ giúp nâng đỡ và giảm đau nhức khớp gối khi trời chuyển lạnh.

Hy vọng thông tin trong bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về  nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lí đau nhức xương khớp khi thời tiết chuyển lạnh. bonbone – Thương hiệu chuyên cung cấp đai hỗ trợ các bệnh về xương khớp, đồng thời hỗ trợ điều trị hiệu quả chấn thương giúp bạn cải thiện tốt tình trạng đau nhức xương khớp. Nếu có thắc mắc gì, vui lòng liên hệ qua Tel: (028) 22 600 006 để được giải đáp kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *