Cách xử trí và điều trị khi bị bong gân cổ tay và cổ chân

Bong gân là tình trạng xảy ra khi các dây chằng bị giãn hoặc bị rách do chấn thương. Trong đó, bong gân ở cổ chân là tình trạng thường gặp nhất. Vậy bị bong gân cổ tay, cổ chân: Phải làm sao? Cần lưu ý điều gì khi điều trị? Hãy cùng bonbone theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này. 

1. Bong gân là gì? 

Bong gân là tình trạng kéo giãn hoặc bị rách dây chằng – một dải mô sợi chắc khỏe nối hai xương với nhau. Trong đó, bong gân cổ chân, cổ tay và đầu gối là những tình trạng phổ biến nhất.

Sự khác biệt giữa tình trạng bong gân và căng cơ đó là bong gân làm tổn thương dải mô liên kết hai xương với nhau, trong khi đó căng cơ liên quan đến chấn thương cơ hoặc dải mô liên kết cơ với xương.

2. Dấu hiệu khi bị bong gân ở cổ tay và cổ chân 

Bong gân được chia ra làm 3 cấp độ, và sẽ tùy vào các dấu hiệu để ta nhận diện và có được cách xử lý phù hợp. 

+ Cấp độ 1 – Nhẹ: Dây chằng chỉ bị giãn một ít

+ Cấp độ 2 – Nặng: Dây chằng đã bị rách một phần

+ Cấp độ 3 – Rất nặng: Dây chằng đã bị đứt hoàn toàn

Việc nhận biết các dấu hiệu của bong gân sẽ giúp phân biệt được với tình trạng gãy xương. Các dấu hiệu khi bạn bị bong gân có thể là:

+ Đau nhói tại vùng khớp bị tổn thương: Cảm giác đau nhói ở vùng tổn thương, đặc biệt tăng lên khi cử động và di chuyển. Sau đó, khớp cứng lại và người bệnh sẽ không còn cảm thấy đau. Tuy nhiên, khoảng 1 giờ sau đó, vùng khớp bị tổn thương sẽ đau nhức trở lại, sưng và bầm tím. 

+ Không đi lại được và không cử động được: Nếu bong gân ở cổ chân, cổ tay, bàn chân và bàn tay thì người bệnh sẽ không đi được cũng như không cử động được.

Cách xử trí và điều trị khi bị bong gân cổ tay và cổ chân
                                   Tình trạng đau nhức, sưng và bầm tím sẽ là dấu hiệu giúp bạn nhận biết bong gân.

3. Cách xử trí và điều trị khi bị bong gân cổ tay và cổ chân 

Bong gân là một tình trạng rất phổ biến và ai cũng có thể gặp phải nếu không cẩn thận. Tuy nhiên, sẽ tùy vào từng trường hợp và mức độ mà có cách xử trí và điều trị phù hợp.

Xem thêm:  Mất đường cong sinh lý cột sống cổ: Tình trạng thẳng cổ và cách phòng ngừa

3.1. Hạn chế di chuyển 

Khi bị bong gân cổ chân, người bệnh đặc biệt hạn chế di chuyển hay vận động. Bởi như vậy mới có thể nhanh chóng phục hồi tổn thương ở chân. Nếu trong trường hợp cần phải di chuyển đi lại, người bệnh nên sử dụng các vật dụng để cố định hoặc dùng nạng để chống giúp sức nặng lên chân còn lại. Lưu ý tuyệt đối tránh đi bộ nhiều, chạy bộ hay di chuyển lên xuống cầu thang để tránh làm căng dây chằng.

3.2. Chườm đá lạnh 

Chườm đá lạnh là một trong những cách chữa bong gân cổ chân, cổ tay kịp thời và hữu ích nhất. Cho đá vào túi nilon hoặc là túi chườm sạch, sau đó phủ lên trên vùng cổ chân, cổ tay một chiếc khăn mỏng rồi để túi đá lên chườm, như vậy sẽ tránh bị quá lạnh. Chườm lạnh trong suốt 4 giờ đầu tiên và theo mức độ, cứ cách 20-30 phút ta chườm một lần. Chườm lạnh sẽ có tác dụng giảm đau và làm co mạch, làm ngưng chảy máu và hạn chế bị phù nề.

    Chườm lạnh giúp bạn làm giảm đau nhức, và hạn chế tình trạng sưng, viêm, bầm tím
                  Chườm lạnh giúp bạn làm giảm đau nhức, và hạn chế tình trạng sưng, viêm, bầm tím.

3.3. Băng ép khớp cổ chân 

Băng ép khớp cổ chân là cách mà bác sĩ khuyên bạn nên áp dụng ngay khi bị bong gân. Dùng băng thun băng ép khớp cổ chân trong vòng 48 giờ ( nếu bên trong có đệm mút thì tốt hơn). Khi băng, bạn cần chú ý băng vừa phải, không nên căng băng thun quá ép và cũng không nên quá lỏng. Cách thức băng là băng từ bàn chân qua cổ chân và lên tới cẳng chân theo kiểu lợp ngói lớp sau chồng 2/3 lớp trước.

3.4. Kê cao chân

Đây luôn là cách mà các bác sĩ khuyên bạn nên thực hiện khi bị bong gân tại cổ chân. Khi nằm, bạn cần chú ý kê cơ chân bằng gối cao khoảng 10cm là phù hợp. Khi ngồi, bạn nên kê chân cao tầm ngang hông để máu dễ lưu thông và làm cho máu bầm nhanh tan.

Xem thêm:  Giãn cơ lưng: Hiểu rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

3.5. Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc để giảm đau là một trong những cách được nhiều người lựa chọn để giảm đau nhanh khi bị bong gân cổ chân. Trong trường hợp bị bong gân cổ chân do chơi thể thao thì bạn hãy xịt ethyl clorua vào chỗ bị bong gân để làm lạnh gây tê và giảm nhanh cơn đau. Có thể sử dụng các loại thuốc như: alaxan 3 lần/ ngày ( với 1-2 viên/ lần), các thuốc giảm đau, chống viêm và giảm phù nề thông thường như: ibuprofen, alpha choay,…Lưu ý không được tiêm bất kỳ loại thuốc tê nào. Bởi sẽ gây tăng sưng nề do khối lượng thuốc tiêm.

Sử dụng thuốc giảm đau để làm giảm các triệu chứng bong gân hiệu quả
                                 Sử dụng thuốc giảm đau để làm giảm các triệu chứng bong gân hiệu quả.

3.6. Nghỉ ngơi hợp lý 

Khi bị bong gân cổ chân, người bệnh cần phải được nghỉ ngơi, tránh di chuyển hay làm những việc nặng nhọc. Áp dụng một chế độ nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp chân, tay bạn nhanh chóng phục hồi. Tùy thuộc vào vị trí bị chấn thương, người bệnh cần nghỉ ngơi từ 1 – 2 ngày. Nếu cần thiết, bạn có thể sử dụng gậy hoặc nạng để tiện đi lại và sinh hoạt. Trong trường hợp bong gân hay bị căng cơ quá nghiêm trọng, cần nhanh chóng tới bệnh viện để kiểm tra và điều trị. Bác sĩ sẽ đánh giá mức độ tổn thương và tư vấn cho bạn kế hoạch điều trị phù hợp nhất.

3.7. Chế độ dinh dưỡng 

Ngoài những phương pháp điều trị tại nhà nêu trên thì chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng giúp bạn nâng cao hiệu quả chữa trị nhanh chóng khi bị bong gân cổ tay, cổ chân. Trong giai đoạn điều trị bong gân, bạn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, chất cho xương khớp trong thực đơn mỗi ngày như: canxi, kẽm, đồng, silicium có trong mực, hào, gan, rong biển, ngũ cốc xương bò,… Trong đó, canh xương bò hầm rau củ sẽ là một lựa chọn vô cùng tuyệt vời cho vết thương bong gân cổ chân, cổ tay của bạn nhanh khỏi.

4. Những điều cần lưu ý khi xử trí bị bong gân 

Bong gân là tổn thương thường gặp nên hầu hết người bệnh thường chủ quan và không xử lý đúng cách. Từ đó, gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một số điều cần lưu ý trong xử trí khi bị bong gân:

Xem thêm:  Cùng hóa L5: Tìm hiểu về căn bệnh và cách xử lý

+ Không dùng rượu cao để xoa bóp hoặc chườm nóng vào vùng khớp đã bị tổn thương, bởi có thể sẽ gây chảy máu bên trong nhiều hơn.

+ Không tiêm thuốc vào chỗ bị bong gân để tránh làm giãn mạch, sưng và bầm tím nhiều.

+ Không nên băng chỗ bị bong gân quá chặt vì điều này có thể gây đau nhức và bầm tím.

Không nên băng chỗ bong gân quá chặt gây đau nhức và bầm tím vùng bong gân
                               Không nên băng chỗ bong gân quá chặt gây đau nhức và bầm tím vùng bong gân

6. Một số những sai lầm trong điều trị bong gân

Dưới đây là một số sai lầm thường gặp mà người bệnh thường mắc phải khiến bong gân ngày càng nghiêm trọng hơn.

6.1. Xoa dầu nóng 

Nhiều người suy nghĩ rằng các chấn thương gây đau đều có thể dùng dầu nóng, rượu ngâm, cao nóng để làm xoa giảm cơn đau. Thực tế với chấn thương bong gân thì đây lại là việc làm gây ra hậu quả khôn lường. Nguyên nhân do những chất nóng này tác động tại chỗ rất nhanh, khiến cho mạch máu giãn và máu chảy nhanh mạnh hơn. Kết hợp với tổn thương trước đó có thể dẫn tới cứng khớp và teo cơ sau này.

3.2. Đắp thuốc lá 

Đắp các loại lá rừng và lá thuốc là những phương thức điều trị dân gian được nhiều người truyền tai nhau. Song thực tế thì hiệu quả vẫn chưa được khoa học chứng minh. Mỗi loại lá thuốc có chứa các tinh chất dược liệu có tác động khác nhau đến tổn thương. Vì thế không nên tự ý điều trị vì có thể gây ra những biến chứng và di chứng nặng nề.

5. Khi nào cần phẫu thuật bong gân 

Phẫu thuật được chỉ định cho những trường hợp bong gân mức độ nặng mà việc điều trị bảo tồn không hiệu quả và khi khớp cổ chân mất vững. Có thể tiến hành phẫu thuật nội soi hay sử dụng các lỗ vào ở mặt trước khớp cổ chân để đưa camera vào khớp, quan sát diện khớp và bỏ các mảnh bong sụn khớp nếu có. Khâu phục hồi dây chằng, tạo hình lại dây chằng bằng các mảnh ghép từ gân cơ tự thân. 

  Thực hiện phẫu thuật khi bong gân mức độ nặng mà việc điều trị bảo tồn không hiệu quả
                           Thực hiện phẫu thuật khi bong gân mức độ nặng mà việc điều trị bảo tồn không hiệu quả.

Như vậy trên đây chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn tình trạng bị bong gân cổ tay, cổ chân: Phải làm sao? Khi biết được những kiến thức này sẽ giúp bạn có cách ứng xử kịp thời để ngăn ngừa những chuyển biến xấu hơn. Ngoài ra, nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc nào về bài viết hoặc đang cần mua các thiết bị, đai hỗ trợ các bệnh về xương khớp, cột sống thì có thể liên hệ với bonbone qua hotline (028) 22 600 006 – (024) 22 622 228 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.