Chín mé ngón tay có nguy hiểm không? Cách phòng tránh hiệu quả

Chín mé là một trong những bệnh lý thường xuất hiện nhiều ở vùng khóe tay và khóe chân gây nhiều bất tiện trong cuộc sống. Vậy chín mé ngón tay có nguy hiểm hay không? Làm thế nào để phòng ngừa bệnh lý chín mé ngón tay? Hãy cùng bonbone tìm hiểu thông qua bài viết ngay dưới đây.

1. Khái niệm chín mé ngón tay 

Chín mé ngón tay là bệnh lý phổ biến nhiễm trùng bên ngoài da, cụ thể là tình trạng những đầu ngón tay hoặc đầu ngón chân bị nhiễm trùng dẫn đến tạo mủ. Bệnh lý chín mé ngón tay không kịp thời chữa trị đúng cách kèm theo giữ vệ sinh cơ thể thì bệnh sẽ rất dễ có nguy cơ tái phát và lặp lại nhiều lần.

Chín mé ngón tay có nguy hiểm không? Cách phòng tránh hiệu quả 1
                   Chín mé ngón tay là tình trạng đầu ngón tay bị viêm nhiễm tạo mủ.

2. Nguyên nhân gây bệnh lý chín mé

Nguyên nhân chính gây nên bệnh chín mé ngón tay là do những vi khuẩn tích tụ cầu vàng và Herpes. Những loại vi khuẩn gây nên bệnh chín mé ngón tay bằng cách xâm nhập thông qua những vết xước, vết thương và vết châm trên cơ thể. Đối với trường hợp cơ thể ra nhiều mồ hôi, bụi bẩn thì vi khuẩn sẽ sinh sôi và nảy nở nhanh chóng. Một số nguyên nhân cụ thể gây nên bệnh chín mé ngón tay như sau.

  • Làm móng tay, móng chân ở cửa tiệm bên ngoài tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
  • Mang giày cao gót bít mũi khiến đầu ngón chân dễ bị vết thương cũng như ra nhiều mồ hôi làm cho tụ cầu vàng và Herpes xâm nhập phát triển.
  • Tham gia một số môn thể thao gây chấn thương ở những đầu ngón tay, ngón chân.
  • Người đang có khả năng bị bệnh béo phì.
  • Người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị.
Xem thêm:  Phát hiện sớm nguyên nhân gây đau lưng để phòng ngừa

3. Triệu chứng bệnh chín mé ngón tay thường bắt gặp

Những triệu chứng gây bệnh chín mé ngón tay thường dễ nhận biết vì vị trí xuất hiện thường ở đầu khóe những móng tay hoặc kẽ móng tay, móng chân. Một số những triệu chứng chín mé ngón tay thường gặp như sau.

  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải, đau đầu, tê bì và sốt.
  • Đau tại vị trí đầu hoặc kẽ những ngón tay, ngón chân.
  • Có cảm giác sưng nhức hoặc ngứa ran gây khó chịu.

Bệnh lý chín mé được giải thích khi móng tay hoặc móng chân bị nhiễm vi khuẩn sẽ gây ra một số phản ứng như tay và chân bị sưng tấy, vết sưng có màu đỏ, ngứa. Sau đó sẽ chuyển sang màu đỏ sẫm gây cảm giác đau nhức và khó chịu. Nặng hơn nữa có thể làm những ngón tay, ngón chân cử động khó khăn và tạo thành mủ.

Chín mé ngón tay có nguy hiểm không? Cách phòng tránh hiệu quả 2
                 Chín mé ngón tay có thể gây cơ thể mệt mỏi, uể oải, đau đầu, tê bì và sốt.

4. Những thể bệnh thường gặp ở chín mé ngón tay 

Có 3 thể bệnh mà bạn thường gặp nhất khi bị chín mé ngón tay. Để việc điều trị bệnh đạt hiệu quả, bạn nên quan sát tình trạng bệnh đang gặp phải và phân biệt dựa theo những trường hợp sau đây.

4.1. Chín mé nông

Chín mé nông là giai đoạn đầu nên chưa có hiện tượng mưng mủ, đầu ngón tay chỉ hơi sưng nhẹ khi sờ vào cũng như ngứa râm ran. Khi tác động lực mạnh vào ngón tay sẽ thấy phần mủ ở bên dưới.

Xem thêm:  9 Tư thế nằm cho người thoái hóa đốt sống lưng giảm đau hiệu quả

4.2. Chín mé ngón tay dưới da

Chín mé ngón tay dưới da sẽ làm tổn thương gây nhiễm trùng những tổ chức bên dưới lớp biểu bì. Thường xuất hiện ở những đầu ngón tay đốt thứ 3 gây sưng tấy và đau nhức.

4.3. Chín mé ngón tay sâu

Đây là hiện tượng nguy hiểm nhất bởi nếu không được chữa trị kịp thời sẽ lan ra những vùng xung quanh. Nếu không được chữa trị sẽ gây đau nhức và đặc biệt ở phần ngón chân hoặc ngón tay không duỗi ra được.

Chín mé ngón tay có nguy hiểm không? Cách phòng tránh hiệu quả 3
                    Người bị chín mé ngón tay thường gặp khó khăn trong việc co, duỗi tay ra.

5. Cách phòng tránh bệnh lý chín mé ngón tay 

Khi bị những vết thương hay vết xước như trên thì bạn nên chăm sóc cũng như chữa trị vết thương. Sau đây là một số những thói quen giúp phòng tránh chín mé ngón tay để đảm bảo không cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.

  • Rửa tay và rửa chân thật sạch mỗi ngày.
  • Không ngâm chân và tay trong nước ở thời gian quá lâu.
  • Không nên mang tất bẩn.
  • Không nên đi chân trần để ngăn chặn việc bụi bẩn, vi khuẩn bám vào chân. 
  • Hạn chế đi giày cao gót bít mũi hoặc giày quá chật.
  • Không tham gia những môn thể thao có khả năng gây tổn thương ngón tay hoặc ngón chân.
Xem thêm:  Cột sống lưng bị cong : Tình trạng phổ biến ở thế hệ Gen Z
Chín mé ngón tay có nguy hiểm không? Cách phòng tránh hiệu quả 4
                   Thường xuyên giữ gìn vệ sinh tay sạch sẽ để hạn chế bị chín mé ngón tay.
Bài viết trên đã chia sẻ tất cả những thông tin hữu ích về bệnh chín mé ngón tay cũng như một số những phương pháp phòng bệnh. Qua đó bạn cũng nên giữ gìn vệ sinh ngón tay và ngón chân thật sạch sẽ để không bị mắc bệnh chín mé. Công ty Cổ phần Thiết bị y sinh (BIOMEQ) hiện đang là một thương hiệu uy tín hàng đầu chuyên cung cấp những sản phẩm đai hỗ trợ vận động thể thao phòng ngừa bệnh xương khớp, cột sống, điều trị hiệu quả chấn thương. Nếu bạn muốn tìm mua sản phẩm đai chất lượng, uy tín thì hãy liên hệ với chúng tôi thông qua số hotline (028) 22 600 006 hoặc qua email: info@biomeq.com.vn.