Bị sưng tấy, đau nhức khớp ngón chân là bị bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Sưng tấy, đau nhức khớp ngón chân có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, khi gặp tình trạng này, rất nhiều người chủ quan và coi thường. Những cơn đau dai dẳng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và gây cản trở sinh hoạt của người bệnh. Vậy, sưng tấy, đau nhức khớp ngón chân là bệnh gì? Hãy cùng bonbone tìm hiểu chủ đề này thông qua bài viết dưới đây.

1. Tình trạng sưng tấy và đau nhức các khớp ngón chân là gì?

Khớp ngón chân là một trong những khớp xương giữ vai trò vô cùng quan trọng của cơ thể. Đây là bộ phận tập trung nhiều dây thần kinh và nắm giữ nhiệm vụ làm trụ nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Một khi khớp chân bị tổn thương và có biểu hiện bất thường, người bệnh sẽ cảm thấy ngón chân bị khó chịu, đau nhức và sưng tấy.

Đặc biệt, khớp ngón chân còn là vị trí dễ lắng đọng tinh thể muối Urat. Theo dòng thời gian, những tinh thể muối này kết tủa tại khớp ngón chân gây ra tình trạng sưng tấy, đau nhức khớp ngón chân khiến bệnh nhân chịu nhiều khó khăn và đau đớn khi di chuyển.

Bị sưng tấy, đau nhức khớp ngón chân là bị bệnh gì? Có nguy hiểm không?
              Đau nhức khớp ngón chân khiến bệnh nhân chịu nhiều khó khăn và đau đớn khi di chuyển.

2. Những triệu chứng điển hình của tình trạng sưng tấy, đau nhức khớp ngón chân

Đau khớp ngón chân là tình trạng thường thấy ở những người bị chấn thương khi chơi thể thao hoặc sinh hoạt lao động. Tuy nhiên, để biết đường tình trạng bệnh lý của mình, bạn nên lưu ý một số triệu chứng thường đi kèm với tình trạng sưng tấy, đau nhức khớp ngón chân:

2.1. Đau đớn

Đau đớn chính là triệu chứng phổ biến nhất khi các khớp ngón chân bị chấn thương. Bệnh nhân sẽ cảm thấy sự đau đớn ở tất cả các ngón chân hoặc nhức ở một số ngón chân út, ngón chân trỏ,… Những cơn đau từ khớp ngón chân được mô tả là cảm giác đau nhức, hơi nhói như có kim chích vào da. 

Nguyên nhân gây ra tổn thương khớp ngón chân ảnh hưởng lớn đến mức độ đau nặng hay nhẹ hơn của người bệnh. Một số trường hợp, cơn đau nhức khiến bạn không thể đi giày dép hay đặt bất kỳ một áp lực nào lên những ngón chân.

2.2. Sưng tấy, đỏ 

Một trong những dấu hiệu thể hiện các ngón chân đang bị tổn thương chính là sưng tấy và đỏ. Vào những buổi sáng khi mới thức dậy hoặc đi lại, hiện tượng sưng, đỏ ngón chân khiến việc mang tất, giày dép gặp nhiều khó khăn và gây bất tiện khi vận động.

Bị sưng tấy, đau nhức khớp ngón chân là bị bệnh gì? Có nguy hiểm không? 2
                                 Đau nhức các khớp ngón chân gây tình trạng đỏ, sưng tấy.

2.3. Nóng, rát

Nếu bạn cảm thấy những ngón chân không chỉ đau đớn mà còn kèm theo cảm giác nóng rát thì đó chính là sự cảnh báo các ngón chân đang nhiễm trùng, vị viêm. Hai triệu chứng này được thể hiện rõ ràng nhất khi bạn dùng bàn tay sờ hoặc ấn mạnh vào ngón chân bị tổn thương. Triệu chứng này gây ảnh hưởng để tính thẩm mỹ của bàn chân, đồng thời khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu.

Xem thêm:  Nguyên nhân và cách phòng ngừa triệu chứng chuột rút khi chơi thể thao

2.4. Tiếng khục khục ở khớp ngón chân

Nếu bạn không bẻ khớp ngón chân nhưng vẫn nghe được tiếng khục khục thì rất có khả năng, sụn khớp ngón chân của bạn đang bị thoái hóa và bào mòn dần. Vì thế, khi nghe thấy tiếng động này, hãy đến gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị ngay.

2.5. Cứng khớp

Khi có triệu chứng cứng khớp ngón chân thì bạn có thể đang bị viêm khớp. Những người bị cứng khớp sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc duỗi ngón chân và đi lại.

Bị sưng tấy, đau nhức khớp ngón chân là bị bệnh gì? Có nguy hiểm không? 3
                         Đau nhức các khớp khiến tình trạng đi lại gặp nhiều khó khăn.

2.6. Một số triệu chứng khác

Sưng tấy, đau nhức khớp các ngón chân còn có một số triệu chứng ít gặp khác như:

  •  Xuất hiện vết bầm trên các ngón chân
  • Cảm giác bị lạnh ngón chân
  • Tại vùng da ngón chân bị tổn thương có hiện tượng đổi màu, bầm tím
  • Một số trường hợp nặng hơn có triệu chứng bị nóng, sốt, đau họng, chán ăn, mệt mỏi

3. Nguyên nhân gây cảm giác sưng tấy, đau nhức khớp ngón chân

Hiện tượng sưng tấy, đau nhức khớp ngón chân phụ thuộc vào triệu chứng và mức độ đau nhức mà bác sĩ chẩn đoán được nguyên nhân hình thành chúng. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất của hiện tượng này:

3.1. Chấn thương

Ngón chân có thể bị chấn thương do sự bất cẩn trong khi hoạt động thể thao, tai nạn nghề nghiệp, va chạm xe cộ,… và để lại cho bạn cảm giác sưng tấy, đau nhức khó chịu. Một số chấn thương thường gặp ở ngón chân chính là bong gân, trật khớp và gãy xương,…

3.2. Mang tất, giày, dép quá chật

Một trong những nguyên nhân gây đau nhức khớp ngón chân chính là việc mang tất, giày dép quá chật so với chân bạn. Ban đầu, việc mang giày dép, tất chất hơn so với bàn chân thường không gây ảnh hưởng nhiều đến xương khớp chân. Tuy nhiên, khi kéo dài hành động này sẽ gây dị tật ở chân, bệnh Bunion, mọc mụn cóc ở ngón chân, u xương ngón chân cái, thậm chí là gãy ngón chân.

Bị sưng tấy, đau nhức khớp ngón chân là bị bệnh gì? Có nguy hiểm không? 4
                          Mang giày, dép quá chật là nguyên nhân khiến các khớp ngón chân bị đau.

3.3. Nhiễm trùng

Nhiễm trùng là một nguyên nhân gây ra những cơn đau, sưng tấy ở khớp ngón chân, do viêm mô tế bào hoặc nhiễm trùng xương. Viêm mô tế bào là tình trạng da bị nhiễm trùng và thường gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Đặc biệt, ở vùng da quanh mắt cá chân hoặc dưới cẳng chân thường bị vi khuẩn thâm nhập thông qua các vết rách hoặc vết nứt. Đây chính là một bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng nếu không có phương pháp điều trị sớm.

Xem thêm:  Giảm đau vai gáy chỉ sau 10 giây là có thật hay không?

3.4. Bệnh viêm ngón chân cái

Bệnh viêm ngón chân cái có tên gọi khoa học là Hallux Rigidus, một dạng rối loạn của khớp ngón chân. Những triệu chứng thường gặp của bệnh lý này như: sưng, tấy, đau khớp ngón chân cái, viêm,… Nếu không được điều trị kịp thời, ngón chân cái sẽ bị co cứng khiến cử động kém linh hoạt, gây ra cảm giác đau đớn trong việc di chuyển. Đặc biệt, bệnh viêm ngón chân cái thường phổ biến ở độ tuổi trung niên từ 30 đến 60 tuổi.

3.5. Bệnh gout

Một trong những nguyên nhân khiến ngón chân sưng tấy và đau nhức chính là bệnh Gout. Căn bệnh này xuất hiện do nồng độ axit uric có trong máu tăng quá cao và tích tụ, hình thành nên những tinh thể trắng trong khớp ngón chân dẫn đến viêm, sưng và cảm giác đau đớn cho người bệnh. Người bị bệnh Gout lâu năm sẽ thấy được hạt Tophi – các khối axit uric xuất hiện bên dưới vùng da quanh ngón chân, bàn chân, mắt cá nhân, đầu gối,…

Bị sưng tấy, đau nhức khớp ngón chân là bị bệnh gì? Có nguy hiểm không? 5
                             Bệnh gout cũng là một nguyên nhân gây đau ở các khớp ngón chân.

3.6. Viêm Bursa ngón chân

Viêm Bursa có tên gọi khác là bao hoạt dịch – những túi nhỏ chứa các chất dịch đêm và bôi trơn khớp. Chúng thường nằm tại vùng giữa xương và dây chằng. Những bao hoạt dịch ở ngón chân bị viêm nhiễm sẽ gây ra một số triệu chứng như: sưng tấy, đau nhức các khớp ngón chân, cứng khớp khiến người bệnh đi lại khó khăn.

4. Bị sưng tấy và đau khớp ngón chân có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia y tế, mức độ nguy hiểm của bệnh lý phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau nhức khớp ngón chân. Nếu cơn đau nhức xuất phát từ những chấn thương vật lý thì bạn không cần quá lo lắng về bệnh trạng của mình. Tuy nhiên, khi cơn đau kéo dài dai dẳng, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời bởi nếu để lâu dài sẽ để lại nhiều biến chứng: biến dạng khớp, đau mãn tính,…

5. Các phương pháp chẩn đoán sưng tấy, đau nhức khớp ngón chân

Để chẩn đoán chính xác những nguyên nhân, tình trạng sưng tấy và đau nhức các khớp ngón chân, bệnh nhân sẽ được kiểm tra bằng việc khám sơ bộ các triệu chứng bên ngoài. Nếu tình trạng bệnh lý kéo dài, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm kiểm tra sau:

5.1. Xét nghiệm hình ảnh

Hình ảnh thường được chụp chiếu từ MRI cộng hưởng từ, chụp CT, X-quang,.. Kết quả hình ảnh này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác mức độ tổn thương khớp ngón chân.

5.2. Xét nghiệm máu

Thường được áp dụng trong trường hợp nghi ngờ bệnh trạng liên quan đến hệ miễn dịch và bệnh Gout. Khi có kết quả phân tích thành phần máu, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận và phương pháp điều trị phù hợp.

Bị sưng tấy, đau nhức khớp ngón chân là bị bệnh gì? Có nguy hiểm không? 6
                         Thực hiện các xét nghiệm máu để kiểm tra các bệnh gây đau khớp ngón chân.

6. Khớp ngón chân bị đau nên làm gì?

Những người bị sưng tấy và đau nhức ngón chân ngoài việc sử dụng thuốc, bạn còn có thể thực hiện các biện pháp hỗ trợ giảm đau như:

  • Ngâm chân hàng ngày: Giúp cải thiện những triệu chứng sưng tấy, đau nhức ngón chân. Ngoài ra, người bệnh có thể dùng muối Epsom giúp tăng hiệu quả lưu thông máu.
  • Sử dụng phương pháp chườm nóng/lạnh: Tác động của nhiệt lượng lên các khớp ngón chân căng cứng được thư giãn và thả lỏng hơn sau chấn thương ngoài.
  • Massage cho bàn chân: Giúp lưu thông máu tốt hơn. Đồng thời, người bệnh giảm bớt cơn đau nhức và cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Thực hiện chế độ nghỉ ngơi và ăn uống điều độ: Người bị đau khớp ngón chân không nên hoạt động quá nhiều. Đặc biệt, bạn nên sử dụng thêm các thực phẩm chống viêm như: các loại rau xanh, dầu oliu, thịt cá,…
Xem thêm:  Có nên ăn măng khi bị đau lưng? Những loại thực phẩm nên tránh

7. Cách phòng tránh sưng tấy và đau nhức khớp ngón chân hiệu quả

Để phòng tránh sưng tấy và đau nhức các khớp ngón chân hiệu quả, mọi người cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:

  • Kiểm soát cân nặng hợp lý: Các chuyên gia y tế khuyến khích mọi người nên duy trì thể trọng hợp lý và khỏe mạnh bằng cách tập luyện thể dục và duy trì chế độ ăn uống hợp lý.
  • Sử dụng giày dép phù hợp với chân: Nên đi giày dép kích thước vừa với chân để ngón chân không bị tổn thương đồng thời hạn chế tình trạng sưng tấy, đau nhức ngón chân.
  • Sử dụng các thiết bị bảo hộ khi lao động hoặc luyện tập thể theo: Điều này giúp bạn tránh những nguy cơ chấn thương ngón chân, giúp giảm bớt sự đau nhức, sưng tấy khi chơi thể thao.
  • Cần chú ý đến các thực phẩm hàng ngày: Các chuyên gia khuyến cáo nên hạn chế sử dụng một số thực phẩm như thịt bỏ, nội tạng động vật, bia rượu và đồ chiên rán.
Bị sưng tấy, đau nhức khớp ngón chân là bị bệnh gì? Có nguy hiểm không? 7
                Hạn chế ăn đồ ăn chiên, rán để giảm thiểu các cơn đau nhức khớp ngón chân.
530.000

Chống trượt chân bởi chất liệu bao bọc 2 lớp vải và 1 lớp da

780.000

Trợ lực bắp chân cho tín đồ thể thao, cải thiện hiệu suất tức thời

2.100.000

Hỗ trợ phòng ngừa hiện tượng căng cơ, đứt dây chằng, chấn thương cơ bắp

8. bonbone – Chuyên gia đai xương khớp số 1 Nhật Bản

Công ty Cổ phần Thiết bị Y sinh (BIOMEQ) tự hào là một trong những điểm phân phối thương hiệu bonbone cung cấp đai hỗ trợ vận động và thể thao hàng đầu Nhật Bản. Những sản phẩm được phân phối tại công ty chúng tôi không chỉ làm giảm tình trạng sưng tấy, đau nhức các khớp ngón chân và phòng ngừa một số bệnh về cột sống, xương khớp đồng thời hỗ trợ điều trị hiệu quả chấn thương.

Phương pháp điều trị của sản phẩm bonbone hỗ trợ phục hồi chức năng và giảm các cơn đau vùng gân cốt. Những sản phẩm của công ty luôn cam kết về chất lượng, độ chính xác, bền đẹp được sản xuất 100% tại Nhật Bản và chính sách hậu mãi cho quý khách hàng. Đồng thời, Công ty Cổ phần Thiết bị Y sinh (BIOMEQ) luôn không ngừng hoàn thiện năng lực để mang lại những sản phẩm đảm bảo tiêu chí “Chất lượng” và “Hiệu quả” phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của khách hàng.

Hy vọng, thông qua bài viết trên, bạn đã có lời giải đáp cho thắc mắc về tình trạng sưng tấy, đau nhức khớp ngón chân là bệnh gì? Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, bạn nên gặp bác sĩ chấn thương hoặc sử dụng đai xương khớp tại Công ty Cổ phần Thiết bị Y sinh (BIOMEQ). Hãy liên hệ với hotline (028) 22 600 006 – (024) 22 622 228 của công ty để được đội ngũ nhân viên chúng tôi tư vấn sớm nhất.