Hiểm họa từ cơn đau thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Nhiều người cho rằng bệnh thoát vị đĩa đệm thường xuất hiện ở người lớn tuổi bắt nguồn từ quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh lý này ngày càng trẻ hóa. Tình trạng thoái hóa đĩa đệm gây cản trở khả năng vận động của người bệnh. Nội dung sau đây, bonbone sẽ chia sẻ những thông tin chi tiết về nguyên nhân, dấu hiệu và hướng điều trị chi tiết của căn bệnh này. 

1. Đôi nét về thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng 

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là xảy ra khi lớp vòng sợi bao phần ngoài đĩa đệm mất khả năng giãn hoặc rạn rách, điều này khiến cho nhân nhầy bên trong khớp thoát ra bên ngoài và gây chèn ép vào khu vực các rễ thần kinh.

Có 2 vị trí điển hình của thoát vị đĩa đệm cột sống đó là vùng cổ và thắt lưng. Trong đó thoát vị đã đệm ở thắt lưng phổ biến hơn cả, vị trí đốt sống dễ bị thoát vị nhất là L4 và L5. Đây là hai vị trí phải chịu tác động từ nửa cơ thể, chịu áp lực lớn nhất trong các hoạt động như bê vác, cúi người.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng được đánh giá là bệnh lý xương khớp nguy hiểm. Bởi bệnh lý này ảnh hưởng đến khả năng vận động, sinh hoạt đồng thời có thể gây ra những biến chứng teo cơ, thậm chí là bại liệt hoàn toàn.

Thoát vị cột sống thắt lưng được xem là bệnh lí xương khớp nguy hiểm

2. Các giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng 

Hiện nay, bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng được chia thành 4 giai đoạn chính đó là”

Giai đoạn 1: Đĩa đệm bắt đầu có dấu hiệu biến dạng, nhưng vòng bao xơ chưa rách, bệnh nhân chỉ cảm giác hơi đau vùng thắt lưng. 

Giai đoạn 2: Phần vòng cơ đã bị rách một phần, lúc này nhân nhầy bắt đầu thoát ra, đĩa đệm phình to nhưng cơn đau vẫn chưa thực sự rõ ràng. 

Giai đoạn 3: Vòng xơ đã rách toàn phần, nhân nhầy lồi ra bên ngoài và chèn ép tác động lên rễ thần kinh, lúc này người bệnh cảm thấy đau nhức và khó chịu.

Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn vô cùng nguy hiểm, cơn đau dai dẳng kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và sức khỏe người bệnh. 

Xem thêm:  Thoát vị đĩa đệm liệt bàn chân: Những điều cần lưu ý và điều trị?

3. Nguyên nhân nào dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng?

Tình trạng bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

3.1.Thoái hóa sinh học

Khi tuổi càng cao, các tế bào sụn bị lão hóa, khả năng sản sinh các sợi Mucopolysaccharide, Collagen bị giảm sút. Thông thường, khi đến 30 tuổi cơ thể sẽ xuất hiện thoái hóa về cấu trúc và hình thái, dẫn đến nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm phát sinh. 

Thoát vị cột sông thắt lưng là bệnh lí thường gặp ở người già

3.2.Thoái hóa bệnh lý

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng còn có thể bắt nguồn từ nguyên nhân yếu tố di truyền hoặc là miễn dịch trong cơ thể. Nguyên nhân này rất khó bị phát hiện cho đến khi xuất hiện những triệu chứng rõ ràng. 

3.3. Chấn thương

Nếu như bạn gặp phải các yếu tố chấn thương như bị ngã từ trên cao, tai nạn, vận động thể thao quá mức,… cũng là nguyên nhân gây bệnh. 

3.4. Tư thế sinh hoạt

Tư thế lao động không đúng, mang vác vật nặng sai cách cũng khiến cho vùng đĩa đệm bị chấn thương. Từ đó gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

4. Những ai dễ mắc thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng?

Từ những nguyên nhân gây bệnh trên, có thể đưa ra kết luận về những đối tượng dễ mắc bệnh là:

Người thừa cân: Những người có cân nặng dư thừa sẽ làm tăng áp lực đến phần cột sống, nguy cơ mắc bệnh gấp 12 lần so với người bình thường.

Bệnh lý cột sống: Gai đôi, gù vẹo cột sống, thoái hóa cột sống làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Nghề nghiệp: Công việc thường xuyên thực hiện các tư thế kéo đẩy, gập người, khuân vác nặng, hoặc nhân viên văn phòng ngồi lâu một chỗ, ít vận động cũng dễ mắc bệnh.

Nhân viên văn phòng là đối tượng có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cao

5. Những triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng điển hình

Bệnh nhân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường có những biểu hiện cụ thể như sau:

5.1. Đau tại vị trí thoát vị

Bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra những cơn đau buốt ở tại vùng cột sống lưng. Người bệnh cảm nhận cơn đau lúc âm ỉ, lúc dữ dội và tái phát nhiều đợt khác nhau, nhất là khi bệnh nhân làm việc nặng. Ngoài ra, bệnh nhân còn xuất hiện cảm giác tê bò từ mông rồi lan dần ra một bên chân, cơn đau tăng lên khi ho hoặc hắt hơi. 

Xem thêm:  Bị đứt dây chằng chéo khớp gối bao lâu có thể chơi thể thao trở lại?

5.2. Rối loạn cảm giác

Thoát vị đĩa đệm xảy ra cùng lúc với tình trạng dây thần kinh chèn ép. Người bệnh mất đi cảm giác nóng lạnh, mất phản xạ gân xương, rối loạn dinh dưỡng da…

5.3. Hội chứng rễ thần kinh

Người bệnh có các triệu chứng như đau buốt, ngứa ran, tê bì và nóng xảy ra tại vùng phân bố tại vùng dây rễ thần kinh. 

5.4. Hạn chế vận động

Dấu hiệu điển hình của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống còn xuất hiện như cảm giác lưng cứng, khó khăn khi vận động, cúi ngửa. Khi hoạt động cơ thể càng hạn chế điều này càng chứng tỏ tình trạng bệnh đang tiến triển nặng. 

5.5. Teo cơ, yếu liệt

Cơn đau do thoát vị đĩa đệm cột sống vùng thắt lưng gây ra dần khiến cho người bệnh ngại vận động. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài có thể dễ đến teo cơ, đi lại vận động khó khăn. Ngoài ra người bệnh còn có các triệu chứng khác như mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, cơ thể gầy sút…

Mệt mỏi chán ăn là biểu hiện của người bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

6. Điều trị và cải thiện bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng 

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, cụ thể:

6.1. Thực hiện các bài tập

Thực hiện một số bài tập có tác dụng rất tốt để điều trị bệnh, qua đó để giảm áp lực lên cột sống, tăng sự dẻo dai cho xương khớp. Một số bài tập nhẹ nhàng mà bệnh nhân có thể áp dụng như tập yoga, đi bộ, đạp xe nhẹ nhàng. Tuyệt đối nên tránh những bài tập vận động mạnh như bóng đá, bóng rổ, không ngồi xổm, nhảy lên, nhảy xuống…

6.2. Dùng thuốc Tây

Tùy vào mức độ tổn thương và giai đoạn bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc nhất định để cải thiện các cơn đau, giảm hiện tượng căng cứng khớp. Tuy nhiên, điều trị bằng thuốc chỉ giúp làm xua tan cơn đau tạm thời mà không điều trị được tận gốc bệnh, cơn đau dễ tái phát. 

6.3. Tiêm Corticosteroid 

Tiêm Corticosteroid là thủ thuật xâm lấn tối thiểu, tiêm thuốc vào vùng khoang ngoài màng cứng để chống viêm và giảm đau. Phương pháp này chỉ tác động đến các dây thần kinh và không thể làm cho đĩa đệm trở về như bình thường được.

Xem thêm:  Các bài tập vận động cột sống cổ và khớp vai

6.4. Phẫu thuật

Thông thường, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng không cần phẫu thuật, mà có thể nghỉ ngơi dưỡng sức và áp dụng những phương pháp trị liệu khác. Tùy theo tính chất tổn thương và vị trí, mức độ ảnh hưởng hoạt động của người bệnh mà bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định phẫu thuật hoặc không. 

6.5. Dùng đai hỗ trợ vùng thắt lưng

Sử dụng đai cố định vùng thắt lưng Pro Hard Slim được nhiều người lựa chọn nhờ khả năng cải thiện các dấu hiệu đau nhức của bệnh gây ra hiệu quả. Nhờ thiết kế thông minh, siêu nhẹ, êm ái, sản phẩm có hỗ trợ phục hồi chức năng vận động cho người bệnh, tránh tái phát. Bên cạnh đó, bạn vẫn có thể thoải mái vận động khi đeo đai, không gây bất tiện khi sử dụng.

bonbone chính là nhà phân phối sản phẩm đau hỗ trợ vùng thắt lưng, hỗ trợ giảm nhanh các cơn đau và phục hồi chức năng vùng lưng. Sản phẩm được nhập khẩu 100% từ Nhật Bản, được nghiên cứu lâm sàng chứng minh được hiệu quả với người bệnh. Với thiết kế siêu nhẹ, êm ái chắc chắn đây là sản phẩm rất đáng để lựa chọn.

Đai lưng cột sống bonbone

Với những thông tin chia sẻ về thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, bạn đã có cái nhìn tổng quan về căn bệnh này. Để giảm nhanh cơn đau, phục hồi chức năng vùng cột sống, hãy chọn đai hỗ trợ vùng thắt lưng của bonbone. Liên hệ đến 028 22 600 006 để được tư vấn và hỗ trợ chính xác nhất.

1.200.000

Đai hỗ trợ vùng thắt lưng PITA CORU WIDE là một trong những sản phẩm hỗ trợ đắc lực cho cột sống, có thể kết hợp hiệu quả với phương pháp bảo tồn không phẫu thuật.

1.100.000

Trợ lực hoàn hảo cho vùng thắt lưng, giúp giảm sức ép cho vùng bụng.

1.100.000

Đai cố định lưng bonbone PRO HARD SLIM để nâng đỡ cột sống, ưu tiên điều trị bằng phương pháp bảo tồn không phẫu thuật.

1.350.000

Thiết kế gọn gàng với bộ dây đeo qua vai và ôm ngang sống lưng, hỗ trợ bảo vệ cột sống tối đa và rất hiệu quả trong việc chống gù cho mọi người.