Những cách điều trị chấn thương đầu gối hiệu quả

Chấn thương đầu gối là một trong số những chấn thương thường gặp nhất khi thi đấu thể thao, sinh hoạt và lao động. Vậy không may bị chấn thương đầu gối phải làm sao? Thông qua bài viết dưới đây hãy cùng bonbone tìm hiểu về những loại chấn thương ở đầu gối và cách điều trị khắc phục tổn thương.

1. Một số những chấn thương đầu gối thường gặp 

Chấn thương đầu gối thường gặp phải nhất là những vận động viên tham gia thi đấu thể thao có tính chất đối kháng. Sau đây là một số liệt kê những chấn thương đầu gối mà chúng tôi giới thiệu đến bạn.

1.1. Chấn thương dây chằng chéo trước 

Dây chằng chéo trước có nhiệm vụ chuyển động gập duỗi khớp gối và giữ cho xương chày không trượt ra phía trước xương đùi. Vận động viên của bộ môn bóng đá, khúc côn cầu… là đối tượng dễ bị chấn thương dây chằng chéo trước hơn bộ môn thể thao khác. Tuy nhiên, chấn thương thể thao không phải là nguyên nhân duy nhất mà còn do đột ngột đổi hướng khi đang di chuyển với tốc độ cao cũng có thể gây rách dây chằng.

Chấn thương dây chằng chéo trước là tình trạng thường gặp của chấn thương đầu gối

1.2. Chấn thương dây chằng chéo sau 

Dây chằng chéo sau nằm phía sau của khớp gối với vai trò là ổn định cấu trúc đầu gối bằng cách ngăn xương chày không trượt ra phía sau. Chấn thương dây chằng chéo sau thường xảy ra do va chạm mạnh vào mặt sau của đầu gối hoặc duỗi khớp đầu gối quá mức bởi tai nạn hoặc trong quá trình tham gia thể thao. 

Xem thêm:  Đau thần kinh tọa có nguy hiểm hay không?

1.3. Trật khớp gối

Trật khớp gối là tình trạng xương đùi và xương chày trượt khỏi vị trí ban đầu. Cấu trúc khớp gối bị chấn thương hoặc biến dạng do va chạm mạnh là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trật khớp gối.

1.4. Viêm khớp

Viêm khớp là tình trạng khớp và vùng xung quanh khớp bị sưng lên vô cùng khó chịu. Không chỉ đau nhức mà bạn còn phải đối mặt với tình trạng cứng khớp, di chuyển bị hạn chế và có cảm giác lạo xạo bên trong khớp gối khi chuyển động. Bên cạnh yếu tố di truyền, chấn thương khi tham gia thể thao cũng có thể gây nên tình trạng viêm xương khớp.

1.5. Bong gân

Bong gân đầu gối có nguy cơ khi tham gia thể thao, lao động hoặc trượt té… Nguyên nhân là do bị một lực tác động đột ngột lên một hoặc nhiều dây chằng ở gối bị rách hoặc bị kéo giãn ra. Mức độ bong gân ở mỗi người tùy thuộc vào từng tình trạng như nhẹ, vừa phải cho đến vô cùng nghiêm trọng.

Bong gân cũng là một chấn thương đầu gối phổ biến

2. Hai cách chẩn đoán chấn thương đầu gối phổ biến 

Khi bị chấn thương đầu gối bạn nên đến những cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra cẩn thận. Sau đây là hai cách chẩn đoán chấn thương đầu gối được nhiều người áp dụng. 

2.1. Chụp phim X-quang

Chụp phim X-quang là phương pháp chẩn đoán hình ảnh được thực hiện ngay sau khi chấn thương. Mức độ đánh giá chấn thương đầu gối bằng cách chụp X-quang nhanh chóng, không tốn nhiều thời gian và hiệu quả.

Xem thêm:  Thời gian phục hồi chấn thương đầu gối bao lâu?

2.2. Chụp cộng hưởng từ

Khác với chụp phim X-quang, chụp cộng hưởng từ được thực hiện sau 2 đến 3 tuần kể từ khi bị chấn thương, nghĩa là khi đầu gối đã hết sưng phù và máu không còn tích tụ trong khớp. Kết quả kiểm tra sẽ giúp phát hiện những tổn thương ở phần mô mềm quanh đầu gối như dây chằng, sụn, gân và cơ.

3. Những cách điều trị chấn thương đầu gối hiệu quả 

Chấn thương đầu gối tùy thuộc vào mức độ nặng, nhẹ hay nghiêm trọng sẽ có những cách điều trị khác nhau. Một số cách điều trị chấn thương đầu gối đơn giản và hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. 

3.1. Xử lý tại nhà

Nếu bạn bị chấn thương đầu gối không quá nghiêm trọng thì có thể giảm đau tại nhà bằng phương pháp như sau.

  • Hạn chế di chuyển, cử động mạnh vùng gối để giảm cơn đau.
  • Chườm lạnh trong vòng 24 giờ giúp giảm sưng và giảm đau. 
  • Kê một chiếc gối phía dưới chân trong lúc ngồi hoặc lúc nằm.
  • Sử dụng nẹp đầu gối để ổn định vùng bị tổn thương.

Chườm đá là liệu pháp trị chấn thương đầu gối hiệu quả

3.2. Phẫu thuật

Nếu bạn bị chấn thương dây chằng hoặc sụn chêm của đầu gối mà không có khả năng tự hồi phục thì phải tiến hành phẫu thuật. Phẫu thuật nội soi là phương pháp thông thường được thực hiện sau khi đầu gối đã hết sưng và biên độ khớp đã được phục hồi tương đối.

3.3. Tập luyện để hồi phục

Tập luyện rất quan trọng đối với những bạn bị chấn thương đầu gối giúp làm tăng sức mạnh cho những cơ chi dưới, duy trì biên độ khớp gối. Từ đó, bạn có thể sớm trở lại với cuộc sống sinh hoạt bình thường. Cường độ luyện tập sẽ được thay đổi tùy thuộc vào giai đoạn hồi phục để có thể vận động như lúc ban đầu.

Xem thêm:  Băng bảo vệ đầu gối sự lựa chọn tốt nhất cho việc bảo vệ đầu gối của bạn

4. Địa chỉ mua đai hỗ trợ cố định cố định đầu gối uy tín

Đai cố định đầu gối bonbone là một thương hiệu chuyên sản xuất dụng cụ hỗ trợ khớp gối có nguồn gốc từ Nhật Bản. Sản phẩm có tác dụng cố định và phục hồi chấn thương đầu gối hiệu quả, phù hợp với mọi đối tượng. Đai cố định đầu gối thường được vận động viên hoặc những người tham gia thể thao lựa chọn để bảo vệ khớp gối.

Công ty Cổ phần Thiết bị y sinh (BIOMEQ) với tiêu chí mang đến giải pháp chăm sóc sức khỏe chất lượng cùng mức giá tốt nhất thị trường. Đội ngũ nhân viên tư vấn nhiều năm kinh nghiệm, tận tình giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp. Chính sách giao hàng miễn phí nhanh chóng trên toàn quốc chỉ từ 1 – 3 ngày.

Hy vọng thông qua bài viết trên bạn đã hiểu rõ hơn về những loại chấn thương đầu gối thường gặp hiện nay. Bên cạnh đó là một số những cách điều trị chấn thương hiệu quả và dễ dàng thực hiện. Để có thể mua hàng nhanh chóng và được tư vấn nhiệt tình, bạn có thể liên hệ với Công ty Cổ phần Thiết bị y sinh (BIOMEQ) thông qua số hotline (028) 22 600 006 hoặc qua email: info@biomeq.com.vn.