Đứt dây chằng chéo đầu gối có nguy hiểm không?

Gặp chấn thương dẫn đến đứt dây chằng chéo đầu gối nhưng vẫn đi lại được. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến khả năng đi lại của bệnh nhân. Bài viết của bonbone dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu thêm về các dấu hiệu khi bị đứt dây chằng chéo đầu gối nhưng không biết vì vẫn đi lại được cũng như có các biện pháp điều trị kịp thời, tránh biến chứng trở nặng.

1. Đứt dây chằng chéo đầu gối là gì?

Trước khi tìm hiểu các thông tin về bị đứt dây chằng chéo đầu gối nhưng không biết vì vẫn đi lại được, bạn phải hiểu đứt dây chằng chéo đầu gối là gì? Đứt dây chằng chéo đầu gối là tình trạng một hoặc nhiều dây chằng đầu gối bị đứt, rách. Có bốn loại dây chằng chính ở đầu gối giúp nối xương đùi với xương ống chân bao gồm:

  • Dây chằng chéo trước (ACL)
  • Dây chằng chéo sau (PCL)
  • Dây chằng chéo giữa (MCL)
  • Dây chằng bên cạnh (LCL )

Đứt dây chằng chéo trước (ACL) là tình trạng phổ biến, thường xảy ra nhất so với ba dây chằng còn lại. Đứt dây chằng này thường xảy ra khi bàn chân và đầu gối ở 2 hướng khác nhau.

Đứt dây chằng chéo trước là tình trạng xảy ra phổ biến nhất 1

2. Triệu chứng khi bị đứt dây chằng chéo đầu gối

Bị đứt dây chằng chéo đầu gối nhưng không biết vì vẫn đi lại được, triệu chứng ra sao? Ngay sau khi bị chấn thương dẫn đến tình trạng đứt dây chằng chéo đầu gối, người bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu như:

  • Cơn đau đến đột ngột, đau dữ dội và dai dẳng.
  • Ngay khi bị chấn thương liền nghe tiếng “rắc”.
  • Sưng trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi bị thương, mức độ sưng là biểu hiện mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Và đứt dây chằng nhỏ sẽ bị sưng nhỏ hơn, đứt dây chằng lớn thì sưng lớn hơn và đau hơn.
  • Có cảm giác lỏng lẻo ở khớp gối do mâm chày không có gì giữ nên bị bán trật ra trước gây ra triệu chứng không vững, đi lại khập khiễng.
  • Xung quanh khu vực dây chằng bị đứt khi sờ vào sẽ thấy mềm.
  • Khi bị đứt dây chằng nhỏ bạn vẫn có thể đi lại được, nhưng khả năng vận động bị suy giảm nghiêm trọng.
  • Sẽ rất đau nếu chân bị thương tiếp đất.
  • Không chỉ vậy, người bệnh có thể sẽ gặp những dấu hiệu muộn của đứt dây chằng chéo đầu gối đó là teo cơ ở đùi của chân bị thương. Vì teo cơ nên là chân bên bị thương sẽ nhỏ hơn so với chân lành.
Xem thêm:  Phương pháp giảm căng cơ sau khi tập thể thao

3. Nguyên nhân gây đứt dây chằng chéo đầu gối

Bị đứt dây chằng chéo đầu gối nhưng không biết vì vẫn đi lại được, nguyên nhân là gì? Có rất nhiều nguyên nhân làm đứt dây chằng chéo đầu gối và nguyên nhân phổ biến nhất là khi hoạt động mạnh dẫn đến đầu gối bị chấn thương. Chấn thương có thể xảy ra khi người bệnh bị tai nạn giao thông, tai nạn khi chơi thể thao hoặc bất kỳ hoạt động gì khiến cho đầu gối bị lực lớn tác động vào.

Đối với trường hợp phổ biến nhất là đứt dây chằng chéo trước (ACL), nguyên nhân dây chằng này bị đứt còn có thể do bị kéo căng hoặc bị rách trong một chuyển động xoắn đột ngột.  Vì thế, những vận động viên hoặc những người hay chơi bóng rổ, bóng chuyền, bóng đá…thường có nguy cơ chấn thương dây chằng chéo trước rất cao.

Thường xuyên chơi thể thao với cường độ cao là nguyên nhân gây đứt dây chằng đầu gối phổ biến

4. Đứt dây chằng chéo đầu gối có nguy hiểm không?

Bị đứt dây chằng chéo đầu gối nhưng không biết vì vẫn đi lại được, có nguy hiểm hay không? Đứt dây chằng chéo đầu gối có thể vận động được nữa không hay có ảnh hưởng nặng nề gì đến sức khỏe hay không là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Tình trạng sưng và đau sẽ giảm dần sau vài tuần. Trong một số trường hợp, người bệnh vẫn có thể đi lại và sinh hoạt bình thường mặc dù dây chằng đã bị đứt, nhưng sẽ không vận động mạnh được vì khi vận động mạnh cảm giác đau sẽ xuất hiện.

Không thể vì đi lại được mà bệnh nhân không điều trị, đứt dây chằng đầu gối nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến teo cơ đùi. Nguy hiểm hơn, về lâu dài có thể dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp gối. Khi bệnh đã trở nên nghiêm trọng thì người bệnh sẽ không thể phẫu thuật tái tạo dây chằng mà phải phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo.

Xem thêm:  Dấu hiệu cần lưu ý khi trẻ em bị đau đầu gối: Cách xử lý đúng cách

5. Đứt dây chằng chéo đầu gối có phải mổ không?

Bị đứt dây chằng chéo đầu gối nhưng không biết vì vẫn đi lại được, có phải mổ hay không? Việc điều trị đứt dây chằng chéo đầu gối bằng phẫu thuật hay không phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp, phụ thuộc vào từng loại dây chằng bị tổn thương, độ tuổi, nhu cầu vận động… Vì vậy, không phải trường hợp đứt dây chằng chéo đầu gối nào cũng cần phải mổ.

6. Điều trị đứt dây chằng chéo đầu gối 

Vậy khi bị đứt dây chằng chéo đầu gối thì sẽ được điều trị như thế nào? Để điều trị đứt dây chằng chéo đầu gối thì có 2 cách: điều trị bằng phẫu thuật và điều trị bảo tồn (không phẫu thuật).

6.1. Điều trị đứt dây chằng chéo đầu gối bằng phương pháp phẫu thuật

Với những trường hợp đứt dây chằng chéo đầu gối nghiêm trọng, không thể tiến hành điều trị bảo tồn, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nội soi để tái tạo dây chằng. Thường thì thời điểm tốt nhất để có thể phẫu thuật là 3 tuần sau khi bệnh nhân bị chấn thương. Sau khi đã phẫu thuật được khoảng 3 tuần, người bệnh sẽ tiến hành tập vật lý trị liệu và tùy thuộc theo tốc độ phục hồi mà bệnh nhân có thể chơi thể thao hoặc làm việc nặng ảnh hưởng nhiều đến đầu gối như bình thường.

Phẫu thuật để điều trị dứt điểm bệnh đứt dây chằng chéo đầu gối 2

6.2. Điều trị đứt dây chằng chéo đầu gối bằng các phương pháp bảo tồn (không phẫu thuật)

Điều trị đứt dây chằng chéo đầu gối bằng phương pháp bảo tồn sẽ phù hợp với những trường hợp dây chằng chưa hoàn toàn bị đứt, khớp gối còn vững, không có cảm giác lỏng lẻo hoặc trường hợp trẻ em còn sụn tăng trưởng… Với những trường hợp này, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau, kháng viêm kết hợp cùng tập vật lý trị liệu để thúc đẩy sự hồi phục tự nhiên của cơ thể. Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng đai cố định đầu gối Thin PF Cross Belt để giúp nâng đỡ và cố định khớp gối một cách chắc chắn. Đai được thiết kế kết hợp 2 đai chính bảo vệ khớp gối và 2 đai phụ tạo lực liên kết khớp gối và điều chỉnh định hình khớp gối hướng vào trong hoặc ra ngoài. Thiết kế thoáng khí & chống trượt đáp ứng nhu cầu bảo vệ khớp khớp gối trong khi điều trị hoặc hỗ trợ vận động, đi lại hàng ngày nhẹ nhàng giảm đau, giảm áp lực lên khớp gối. 

Xem thêm:  5 bài tập đơn giản giúp giảm đau nhức cổ sau khi ngủ

 Đeo đai cố định đầu gối bonbone Thin PF Cross Belfs hỗ trợ điều trị chấn thương ở phần khớp gối.

7. Phòng ngừa đứt dây chằng chéo đầu gối

Cách phòng tránh tình trạng đứt dây chằng chéo đầu gối như thế nào? Chấn thương đầu gối dẫn đến đứt dây chằng là điều không thể lường trước. Nhưng bạn có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa để có thể hạn chế tối đa tình trạng này:

  • Thường xuyên tập thể dục thể thao nhưng cần đảm bảo với cường độ tập luyện phù hợp với thể lực.
  • Cần khởi động kỹ trước khi chơi thể thao hoặc vận động nặng để cơ thể thích ứng.

Bài viết trên đây là những thông tin bạn cần biết về chấn thương bị đứt dây chằng chéo đầu gối nhưng không biết vì vẫn đi lại được của bonbone. Mặc dù tình trạng này không quá nguy hiểm, nhưng nếu bệnh nhân không được điều trị đúng cách, người bệnh sẽ có thể đối mặt với nguy cơ bị teo cơ và giảm nghiêm trọng khả năng vận động. Do đó, khi phát hiện các dấu hiệu của tình trạng dây chằng đầu gối bị đứt, bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời hoặc mua các thiết bị hỗ trợ hồi phục dây chằng chéo đầu gối. Nếu bạn có nhu cầu mua các thiết bị hỗ trợ cho việc hồi phục dây chằng chéo đầu gối như các đai cố định đầu gối, đai cố định khớp dưới gối,… hay các sản phẩm hỗ trợ điều trị chấn thương hãy đến với Công ty Cổ phần Thiết bị y sinh (BIOMEQ) liên hệ qua Tel: (028) 22 600 006 hoặc liên hệ qua Email: info@biomeq.com.vn hoặc qua Website: https://bonbone.com.vn để được tư vấn nhanh chóng và kịp thời.