Bệnh nhân nào nên thay khớp gối? Các bước thay khớp gối

Thay khớp gối đang được xem là phương pháp chữa trị có hiệu quả cao để thay thế khớp gối bị tổn thương nghiêm trọng. Vậy những bệnh nhân nào nên thay khớp gối và quy trình được thực hiện như thế nào? Để giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn, trong bài viết dưới đây, bonbone sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích.

1. Thay khớp gối là gì?

Thay khớp gối là phương pháp điều trị cuối cùng ở những bệnh nhân có khớp gối bị hỏng do bệnh thoái hóa khớp, di chứng biến dạng vùng khớp do chấn thương hay các nguyên nhân khác. Trong đó, toàn bộ khớp gối hỏng sẽ được thay thế bởi khớp nhân tạo làm bằng nhựa cao cấp, kim loại hoặc polymer.

Một ca phẫu thuật thay khớp gối cần được đảm bảo hai yếu tố:

  • Đảm bảo sự liên quan giữa phần mặt khớp nhân tạo và phần thân xương.
  • Đảm bảo mối quan hệ bình thường giữa những phần khớp thay thế.

Một ca phẫu thuật thay khớp gối tổn thương bằng chất liệu nhân tạo thành công sẽ giúp cải thiện các cơn đau, tình trạng biến dạng chi, nhờ đó giúp việc di chuyển của người bệnh trở nên dễ dàng hơn.

Thay khớp gối là phương pháp điều trị cho bệnh nhân có khớp gối hỏng

2. Bệnh nhân nào nên thay khớp gối

Khi thăm khám tại các cơ sở y tế, tình trạng bệnh lý và các cơn đau của bạn sẽ cho bác sĩ biết được có cần thay khớp gối hay không? Một số trường hợp bệnh nhân được chỉ định thay khớp gối như: 

  • Người bị đau khớp gối nghiêm trọng. Tình trạng hao mòn khớp gối dẫn đến suy giảm vận động, ảnh hưởng đến khả năng đi lại.
  • Người bệnh không thể làm việc, sinh hoạt hằng ngày bình thường.
  • Tình trạng đau khớp gối kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và cuộc sống
  • Phần sụn khớp bị tổn thương quá nặng, những phương pháp điều trị nội khoa không có hiệu quả.
  • Mắc các bệnh có khả năng tác động đến khớp gối như rối loạn đông máu, bệnh gout, rối loạn khiến xương phát triển bất thường.
  • Người bị thoái hóa khớp gối, dính khớp gối, viêm khớp gối dạng thấp.
  • Khớp gối bị hư hại quá nhiều.
Xem thêm:  Đau đầu gối có phải là biểu hiện của thoái hóa khớp gối hay không?

Trước khi thay khớp gối, bệnh nhân nên xem xét mức độ tổn thương, phạm vi và khả năng vận động. Thay khớp gối chỉ được thực hiện khi cần thiết, bệnh nhân có đủ sức khỏe để trải qua một cuộc phẫu thuật lớn, có thể phục hồi chức năng sau đó.

3. Các bước thay khớp gối

Quy trình phẫu thuật thay khớp gối vô cùng quan trọng, quyết định trực tiếp đến sự thành công, được thực hiện thông qua các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra tình trạng sức khỏe tổng thể, mức độ tổn thương của phạm vi đầu gối.

Bước 2: Gây tê, tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bệnh nhân có thể được gây tê tủy sống, gây tê toàn thân hoặc gây tê thần kinh.

Bước 3: Loại bỏ trực tiếp xương và sụn bị hỏng.

Bước 4: Dùng những bộ phận cấy ghép bằng nhựa hoặc kim loại để thay thế sụn bị hỏng.

Bước 5: Đặt một miếng đệm giữa những miếng kim loại để giảm bớt ma sát khi di chuyển.

Bước 6: Khâu vết mổ bằng chỉ khâu hoặc kẹp. Cuối cùng băng bó kĩ vết thương để tránh tình trạng nhiễm trùng.

Quy trình thay khớp gối cần được làm trình tự và qua 6 bước

4. Sau khi thay khớp gối nên làm gì?

Phục hồi chức năng sau phẫu thuật là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Bệnh nhân có thể áp dụng những phương pháp dưới đây để chăm sóc vết thương.

Chườm đá

Dùng khăn hoặc túi đựng đá lạnh chườm lên gối khoảng 20 phút mỗi lần. Biện pháp này giúp sưng và đau đầu gối giúp người bệnh có thể dễ dàng hơn trong những chuyển động.

Xem thêm:  Làm thế nào để giảm đau khớp gối bằng phương pháp tự nhiên?

Vệ sinh vết thương

Vết mổ cần được giữ khô ráo và sạch sẽ, không nên đi mưa và ngâm chân trong nước. Có thể sử dụng băng không thấm nước để băng kín vết mổ. Ngoài ra bệnh nhân cần thường xuyên sát trùng và thay băng để đảm bảo giữ vệ sinh cho vết mổ.

Ngăn ngừa hình thành cục máu đông

Để ngăn hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch, người bệnh dùng thuốc làm loãng máu theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra bệnh nhân cần tập phục hồi chức năng sớm để ngăn ngừa biến chứng này.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Trong quá trình phục hồi sau khi thay khớp gối, người bệnh cần thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh và cân bằng. Đặc biệt nên tăng cường bổ sung những chất dinh dưỡng có khả năng thúc đẩy quá trình phục hồi như: chất sắt, vitamin C, Omega 3,… Tránh hoặc tốt nhất không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cafe,…

Tránh hoạt động gắng sức

Người bệnh cần tránh thực hiện những hoạt động hoặc môn thể thao có tác động mạnh. Bởi điều này có thể gây tổn thương và đau khớp, đồng thời làm giảm tuổi thọ của khớp gối nhân tạo.

Tái khám định kỳ

Sau khi phẫu thuật thay đổi khớp gối, bệnh nhân cần theo dõi quá trình hồi phục và tái khám định kỳ. Ngoài ra cần đến bệnh viện khi bị ngã hoặc có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau đây:

  • Sốt trên 38 độ
  • Vết thương có mủ, có dịch tiết chảy ra
  • Sưng đỏ và đau đầu gối
  • Nhiệt độ và màu sắc của chân bất thường
  • Có máu trong nước tiểu hoặc chảy máu cam.
Xem thêm:  Cảnh giác biến chứng nguy hiểm của cứng khớp gối

Người thay khớp gối cần phải tái khám định kì để theo dõi

Tóm lại, khi khớp gối của bạn bị tổn thương, bạn nên tìm gặp các bác sĩ để có phương án điều trị kịp thời. Hiện nay, Công ty Cổ phần Thiết bị y sinh (BIOMEQ) đang là công ty chuyên cung cấp các thiết bị, đai hỗ trợ các bệnh về xương khớp, đồng thời hỗ trợ điều trị hiệu quả chấn thương, đảm bảo sẽ mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Nếu có thắc mắc gì, vui lòng liên hệ qua Tel: (028) 22 600 006 – (024) 22 622 228 hoặc Email: info@biomeq.com.vn để được giải đáp kịp thời.