Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng 

Thoái hóa cột sống là một trong những bệnh lý liên quan đến xương khớp phổ biến hiện nay. Căn bệnh sẽ gây ra những cơn đau ảnh hưởng đến sự vận động của cơ thể. Vậy thoái hóa cột sống thắt lưng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị như thế nào? Trong bài viết dưới đây, bonbone sẽ cung cấp cho bạn tất cả những thông tin liên quan đến căn bệnh này. 

1. Tổng quan về bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng 

Thoái hoá cột sống thắt lưng (có tên gọi tiếng anh là Spondylosis) được biết đến là loại bệnh lý thuộc thể mãn tính xảy ra khi đĩa đệm và các khớp bị thoái hóa. Hoặc các trường hợp xương phát triển trên đốt của sống thắt lưng. Khi mắc phải bệnh này sẽ khiến cho người bệnh đau, các cơn đau xảy ra thường xuyên và bị hạn chế vận động do các dây thần kinh và chức năng khác của cột sống bị ảnh hưởng.

Thoái hóa cột sống thắt lưng có thể sẽ diễn ra ở các khu vực khác nhau của cột sống. Cụ thể là: 

+ Xuất hiện gai cột sống ngực khiến cho phần giữa của cột sống bị ảnh hưởng.

+ Thoái hoá cột sống thắt lưng khiến cho phần lưng dưới đau, thoái hóa dần sẽ ảnh hưởng tới chức năng vận động.

+ Các phần ngạnh của khớp xương nhô ra làm ảnh hưởng đến toàn bộ cột sống.

Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng -1

2. Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng 

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây nên chứng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. Dưới đây là những tổng hợp đầy đủ nhất đến từ các bác sĩ chuyên khoa:

2.1.  Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể 

Theo thời gian, xương cột sống của chúng ta cũng dần trở nên yếu ớt và dễ bị tổn thương. Khi thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết sẽ khiến cho đốt sống lưng không còn được linh hoạt. Khi các mỏm xương cọ vào nhau làm dây thần kinh bị chèn ép. Điều này tạo nên áp lực cho cột sống, khiến các cơn đau nhức diễn ra thường xuyên khi cột sống đã bị thoái hóa.

2.2. Chế độ ăn uống thiếu khoa học 

Một chế độ dinh dưỡng không tốt khi thiếu đi các dưỡng chất như: canxi, Omega 3, glucosamine, chondroitin và các khoáng chất thiết yếu khiến cho hệ xương khớp đặc biệt là cột sống bị yếu đi. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu còn cho thấy, khi sử dụng quá nhiều dầu mỡ cũng có những tác động tiêu cực đến sức khỏe của cột sống.

Xem thêm:  Những dấu hiệu giúp bạn phát hiện đau rễ thần kinh thắt lưng

2.3. Thói quen sinh hoạt hay tính chất công việc đặc thù 

Những người thường làm việc với cường độ cao, khuân vác vật nặng, cúi gập liên tục và thường xuyên thì rất dễ mắc chứng thoái hóa cột sống. Ngoài ra, những người làm việc quá lâu với máy tính, ngồi sai tư thế hay đi giày cao gót quá nhiều cũng chính là nguyên nhân có thể dẫn đến chứng bệnh này.

2.4. Sử dụng các chất kích thích

Sử dụng rượu, bia, hút thuốc cũng là tác nhân có thể gây nên bệnh lý thoái hóa cột sống thắt lưng và làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn mỗi ngày. 

2.5. Di truyền 

Nếu trong gia đình có ông bà hay bố mẹ mắc bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng thì con cái cũng có nguy cơ mắc cao hơn. Bên cạnh đó một số bệnh như viêm xương khớp, vỡ sụn xương cũng là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng.

 Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng -2

3. Các triệu chứng và đường lây truyền của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng 

Khi biết được các triệu chứng và đường lây truyền của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phát hiện và chữa trị bệnh.

3.1. Các triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng  

Hầu hết những người bị thoái hoá cột sống liên quan đến tuổi thường không gặp bất kỳ triệu chứng nào. Một số người có triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng trong thời gian dài, nhưng sau đó lại biến mất. Đôi khi, chỉ cần di chuyển đột ngột cũng có thể làm cho các triệu chứng xuất hiện.

Các triệu chứng phổ biến đó là cứng khớp và đau nhẹ. Căn bệnh sẽ trở nên càng nặng hơn khi bạn không cử động hay hạn chế vận đồng trong một thời gian dài như là ngồi quá nhiều. Các triệu chứng nghiêm trọng hơn của căn bệnh bao gồm:

+ Yếu ở tay hoặc ở chân

+ Sự phối hợp giữa tay và chân bị kém đi

+ Co thắt cơ bắp và bị đau

+ Đau đầu

+ Mất thăng bằng và việc đi lại khó khăn

+ Mất kiểm soát ở bàng quang và ruột

3.2. Đường lây truyền của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng 

Bệnh thoái hoá cột sống không phải là căn bệnh truyền nhiễm, do đó sẽ không truyền từ người bệnh sang người khoẻ mạnh.

Xem thêm:  Gù lưng ở người trưởng thành: Làm thế nào để tập thể dục đúng cách

4. Đối tượng có nguy cơ bị bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Các yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến bệnh thoái hoá cột sống thay đổi theo từng cá nhân, bao gồm:

+ Có người thân đã mắc bệnh thoái hoá cột sống

+ Béo phì hoặc bị thừa cân

+ Lối sống rất ít vận động và hạn chế tập thể dục

+ Bị chấn thương ở cột sống hoặc đã trải qua phẫu thuật cột sống

+ Hút thuốc lá 

+ Có nghề nghiệp yêu cầu phải thực hiện các động tác lặp đi lặp lại nhiều lần và làm tăng áp lực lên cột sống.

+ Có vấn đề về sức khỏe tâm thần như lo lắng hoặc bị trầm cảm

+ Bị viêm khớp vẩy nến

Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng -3

5. Cách để phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Chúng ta không thể ngăn cơ thể già đi, nhưng chúng ta có thể thực hiện rất nhiều biện pháp khác nhau để cải thiện sức khỏe của cột sống như:

+ Tuân thủ kế hoạch điều trị của bác sĩ và tiếp tục kế hoạch vật lý trị liệu ngay tại nhà.

+ Tư thế ngồi, đứng đúng cách

+ Học cách nâng các đồ vật

+ Luyện tập thể dục đều đặn, thường xuyên

+ Đạt được và duy trì trọng lượng cơ thể một cách hợp lý

+ Ăn uống lành mạnh

+ Bỏ thuốc lá

+ Hạn chế sử dụng nhiều rượu bia

+ Dành thời gian nghỉ ngơi bị khi đau nhiều

6. Các biện pháp để chẩn đoán bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng 

Để chẩn đoán bệnh thoái hóa cột sống và phân biệt với các bệnh cột sống khác nhau như: đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm thì các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định để bệnh nhân thực hiện một vài các xét nghiệm quan trọng bao gồm: X-quang hoặc là chụp cộng hưởng MRI.

Trong đó, hình thức chụp MRI tốn kém hơn nhưng cho ra kết quả chẩn đoán chính xác hơn. Từ hình ảnh của phương pháp chủng MRI sẽ cho thấy rõ sự ảnh hưởng của sự thoái hóa đến các dây thần kinh.

Ngoài ra ở một số trường hợp bệnh nhân cũng có thể được chỉ định xét nghiệm máu toàn phần trong trường hợp bệnh lý đã ở giai đoạn muộn và có biến chứng viêm.

Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng -4

7. Các biện pháp để điều trị bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng 

Hầu hết các trường hợp thoái hoá cột sống chỉ nhẹ, thỉnh thoảng cứng, đau và không cần điều trị. Tuy nhiên với những trường hợp bị đau nặng hơn thì sẽ được điều trị bằng các biện pháp như:  

Xem thêm:  Phục hồi chức năng thoái hóa cột sống thắt lưng: Giải pháp điều trị hiệu quả

7.1.  Biện pháp chăm sóc tại nhà 

Nếu cảm thấy bị đau thì người bệnh có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà như: 

+ Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn: Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể giúp ích cho bạn. 

+ Thực hiện các hoạt động thể chất: Tập thể dục tác động mức độ nhẹ như bơi lội hay đi bộ,… có thể giúp duy trì sự mềm dẻo và tăng cường sức mạnh của cơ bắp hỗ trợ cột sống.

+ Cải thiện tư thế ngồi, đi và tư thế đứng

+ Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn người bệnh thực hiện các bệnh tập tại nhà.

+ Dành thời gian nghỉ ngơi khi có triệu chứng đau

7.2. Sử dụng các phương pháp điều trị thay thế

Người bệnh có thể sử dụng các biện pháp điều trị để kiểm soát và giảm các triệu chứng của bệnh như:

+ Hình thức châm cứu

+ Nắn chỉnh cột sống

+ Xoa bóp

+ Điều trị bằng siêu âm

+ Kích thích điện

7.3. Điều trị bằng thuốc 

Nếu bạn cảm thấy đau nhiều và bị đau trong thời gian dài thì bác sĩ có thể chỉ định sử dụng: 

+ Thuốc giảm đau kê đơn

+ Thuốc giãn cơ và giảm co thắt

+ Thuốc giảm đau thần kinh

+ Thuốc steroid dạng uống hoặc tiêm dùng khi bị đau nặng. Tuy nhiên, steroid cũng có các tác dụng phụ, do đó bác sĩ thường sẽ cố gắng hạn chế sử dụng.

Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng -5

7.4. Phẫu thuật 

Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nếu người bệnh có các triệu chứng nặng và kéo dài mà các biện pháp điều trị khác không có hiệu quả. Hoặc trong trường hợp cần phóng bế dây thần kinh bị chèn ép dẫn đến tê liệt nghiêm trọng, yếu, mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang và nếu tổn thương có thể trở nên tồi tệ hơn nếu không thực hiện phẫu thuật kịp thời.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của chúng tôi về bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị. Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc nào về bài viết hoặc cần bất cứ sự hỗ trợ nào thì có thể liên hệ với  bonbone qua hotline (028) 22 600 006 để được tư vấn và giúp đỡ kịp thời.