Hiện nay, có rất nhiều bệnh tiến triển nặng do tổn thương các đốt sống lưng gây nên. Các đặc điểm của các đốt sống thắt lưng thường xuất hiện hằng ngày mà chúng ta chủ quan và nghĩ rằng đó là các triệu chứng vặt, không để tâm nhiều. Để có cách nhìn sâu hơn, bonbone sẽ gửi bạn những thông tin dưới bài viết này.
1. Vị trí đốt sống thắt lưng
Các đốt sống thắt lưng nằm ở giữa lồng xương chậu và xương sườn. Chuỗi các đốt sống thắt lưng xếp lại nối liền với nhau được gọi là cột sống thắt lưng.
1.1. Đặc điểm chung của một đốt sống
Đặc điểm của đốt sống lưng giúp chúng ta phân biệt các đốt sống, nó được giới hạn bởi:
– Thân đốt sống;
– Cung đốt sống.
– Các mỏm: mỏm gai, mỏm ngang, mỏm khớp;
– Lỗ đốt sống: Cung đốt sống và thân đốt sống giới hạn bởi lỗ đốt sống cho thần kinh đốt sống và tủy gai đi qua.
1.2. Đặc điểm riêng của đốt sống thắt lưng
Các đốt sống thắt lưng, trong giải phẫu người có năm đốt sống ở giữa lồng xương sườn và xương chậu, được kí hiệu từ L1 đến L5.
– Thân đốt sống rộng bề ngang, lớn.
– Lỗ đốt sống rộng hơn đốt sống đoạn ngực và nhỏ hơn đốt sống đoạn cổ, có hình tam giác.
– Khuyết sống dưới sâu hơn khuyết sống trên, cuống cung ngắn có đường kính lớn.
– Mỏm ngang hẹp, mỏng và dài, có chiều dài tăng dần từ đốt sống thắt lưng thứ I đến đốt sống thắt lưng thứ III, sau đó ngắn dần. Mỏm phụ nằm ở chỗ mỏm ngang dính vào cung đốt sống.
– Mỏm phụ có thể có ở một vài đốt sống thắt lưng.
– Mỏm gai hướng ngang ra phía sau, rộng dày và thô, có hình chữ nhật.
– Mỏm khớp trên dẹt theo chiều ngang, mặt ngoài có mỏm núm vú, mặt trong lõm.
– Mỏm khớp dưới lồi hình trụ, để thích ứng với diện khớp của mỏm khớp trên.
Riêng đốt sống thắt lưng thứ I mỏm sườn kém phát triển hơn các đốt sống khác, có mỏm ngang ngắn nhất. Mỏm gai của đốt sống thắt lưng V là mỏm gai nhỏ nhất trong số các đốt sống thắt lưng. Còn đốt sống thắt lưng V có chiều cao của thân đốt sống ở phía trước dày hơn, 2 mỏm khớp dưới cách xa nhau hơn ở những đốt sống thắt lưng khác.
2. Chức năng của các đốt sống thắt lưng
Cột sống thắt lưng có chức năng chống đỡ sức nặng của toàn cơ thể và chuyển động nhiều. Kết nối các xương khác với nhau, giúp cho sự chuyển động của con người trở lên linh hoạt và đa dạng.
Hơn nữa cột sống còn giúp bảo vệ tủy sống bởi tủy sống là một bộ phận của hệ thần kinh trung ương chi phối các hoạt động của cơ thể con người. Các xương sườn được liên kết với cột sống thắt lưng tạo thành một bộ khung vững chắc cho các cơ bám vào để bảo vệ các nội tạng nằm bên trong cơ thể.
3. Nguyên nhân và cách cải thiện khi bị thoái hóa cột sống thắt lưng
Hiện nay, theo nghiên cứu có hơn 85% người cao tuổi đều bị thoái hóa đốt sống thắt lưng. Các nguyên nhân và cách cải thiện chúng ta có thể dễ dàng nhận biết và khắc phục.
3.1. Nguyên nhân thoái hóa cột sống
Nguyên nhân là do đĩa đệm và sụn khớp phải chịu áp lực lớn thường xuyên, diễn ra trong một thời gian dài dẫn đến hậu quả là sụn, phần xương dưới sụn bị tổn thương, mất hoặc giảm tính đàn hồi của đĩa đệm, xơ cứng dây chằng.
Thoái hóa cột sống thắt lưng thường diễn ra ở các phần khác nhau của cột sống:
+ Thoái hoá cột sống thắt lưng ảnh hưởng đến phần lưng dưới.
+ Gai cột sống ngực ảnh hưởng đến phần giữa cột sống.
+ Các phần ngạnh của khớp xương nhô ra (Multilevel spondylosis) ảnh hưởng đến nhiều phần của cột sống.
Hầu hết, các triệu chứng liên quan đến bệnh không liên quan đến độ tuổi. Một số cá nhân có triệu chứng bị thoái hóa cột sống thắt lưng trong khoảng thời gian dài nhưng sau đấy thì không còn nữa. Và đôi khi chỉ cần di chuyển đột ngột sẽ xuất hiện trở lại.
Các triệu chứng phổ biến như đau nhẹ và cứng khớp, nó càng trở nên nặng hơn sau khi không cử động hay hạn chế vận động trong một thời gian dài như ngồi quá nhiều.
Các triệu chứng nghiêm trọng hơn:
– Yếu ở chân hoặc ở tay.
– Sự phối hợp ở chân và tay kém.
– Đau và bị co thắt cơ bắp.
– Đi lại khó khăn, mất thăng bằng.
– Mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang.
3.2. Cách cải thiện khi bị thoái hóa cột sống
Chúng ta phải bảo vệ mình và thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để có thể cải thiện sức khỏe của mình:
– Đứng và ngồi đúng cách.
– Thường xuyên tập thể dục.
– Duy trì trọng lượng cơ thể.
– Chế độ ăn uống lành mạnh.
– Không nên sử dụng quá nhiều rượu, bia.
– Khi bị đau, nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều.
– Tuân thủ và tái khám theo đúng lịch trình của bác sĩ yêu cầu.
Để có được cột sống lành mạnh, bạn phải biết những phương pháp để giúp cột sống khỏe mạnh nhất, đẩy lùi được bệnh tật. Phải đến cơ quan y tế để được thăm khám nếu có triệu chứng biểu hiện.
Các đặc điểm của các đốt sống thắt lưng đã được bonbone nêu ra ở bài viết trên. Chúng tôi tự hào là nơi uy tin, chất lượng, sẵn sàng phục vụ các bạn 24/24, hỗ trợ các thiết bị cũng như đai hỗ trợ các bệnh về xương khớp, cột sống. Hãy liên hệ để Công ty Cổ phần Thiết bị y sinh (BIOMEQ) tư vấn chu đáo nhất có thể qua hotline (028) 22 600 006 – (024) 22 622 228 hoặc truy cập vào website www.biomeq.com.vn.
Bài viết liên quan