Những người làm việc văn phòng rất dễ mắc các bệnh về xương khớp, đặc biệt là vùng cột sống gây đau mỏi, khó chịu vùng lưng và cổ thường xuyên, ảnh hưởng đến chất lượng sống và tuổi thọ. Nếu thời gian ngồi làm việc quá dài và không có biện pháp bảo vệ sức khỏe thì chắc chắn sẽ gây tổn thương lớn cho xương khớp, gây thoái hóa hoặc đau xương khớp, cột sống, trong đó đau lưng ở dân văn phòng là không thể tránh khỏi.
Nguyên nhân gây đau lưng cho dân văn phòng
Ít vận động
Những người ngồi thường xuyên duy trì trong một tư thế dài hay những người thường xuyên ngồi trước máy vi tính chính là nguyên nhân dẫn đến đau lưng. Bởi toàn bộ trọng lượng cơ thể được đặt lên phần hông và xương chậu. Cơ thể không được vận động nên cột sống dễ bị chùn, nguy cơ dẫn đến thoái hoá cột sống gây ra bệnh đau lưng, đau thần kinh tọa.
Ngồi làm việc lâu một chỗ sẽ khiến cơ thể bị cứng đờ, nhất là các cơ lưng và vai gáy. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ dẫn tới chứng đau nhức mãn tính ở vùng lưng. Hơn nữa, nhiều người do bận rộn công việc, không có thời gian luyện tập thể dục thể thao để cải thiện sức khỏe và tăng cường sức bền cho cơ lưng. Chính vì thế, dân văn phòng thường mắc bệnh này, ban đầu thì bệnh sẽ tự khỏi, lâu dần sẽ thành cơn đau mãn tính.
Ít hoặc lười vận động là nguyên nhấn khiến dân văn phòng dễ bị đau lưng
Ngồi làm việc sai tư thế
Phần lớn thời gian làm việc, dân văn phòng phải ngồi trước máy tính, cúi đầu xuống tập trung vào màn hình và bàn phím. Tư thế này khiến cột sống bị cong vẹo, các cơ và dây chằng ở vùng thắt lưng chịu áp lực lớn, dễ dẫn đến tình trạng đau nhức. Nhiều người còn có thói quen ngồi không đúng tư thế, ngồi vẹo hoặc ngồi không vững chãi khiến lưng dễ bị tổn thương.
Áp lực công việc, căng thẳng
Áp lực công việc lớn, phải làm việc trong tình trạng căng thẳng thường xuyên khiến dây thần kinh bị kích ứng, dẫn đến tình trạng đau nhức ở vùng cổ, lưng. Ngoài ra, stress còn khiến con người mất ngủ, suy giảm chức năng miễn dịch, làm tăng nguy cơ đau lưng.
Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt kém hợp lý
Nhiều người làm công việc văn phòng thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết như canxi, vitamin D khiến xương khớp yếu đi, dễ bị thoái hóa và đau nhức. Thêm vào đó, thói quen thức khuya, ngủ không đủ giấc cũng là nguyên nhân khiến cơ thể suy nhược, dễ mệt mỏi và đau nhức.
Ngoài các nguyên nhân trên, một số bệnh lý như thoái hóa cột sống, đĩa đệm bị tổn thương, gai xương cột sống, bệnh gút… cũng có thể dẫn tới hiện tượng đau lưng ở dân văn phòng.
Thường xuyên thức khuya khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi gây đau lưng
Bí quyết giảm chứng đau lưng ở dân văn phòng
Để phòng ngừa và giảm thiểu tình trạng đau lưng, những người làm công việc văn phòng cần chú ý tăng cường hoạt động thể lực, duy trì tư thế ngồi làm việc đúng cách, hạn chế stress và cải thiện thói quen sinh hoạt, ăn uống khoa học. Đây đều là những biện pháp hiệu quả trong việc phòng tránh bệnh đau lưng, giúp cơ thể khỏe mạnh và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Chọn ghế ngồi phù hợp
Ghế nên có tựa lưng cao, có thể điều chỉnh được độ cao và góc nghiêng. Bạn nên ngồi sao cho lưng được tựa vào ghế, chân chạm sàn hoặc có thể dùng ghế xoay để giảm áp lực cho cột sống.
Đeo đai lưng Pita Coru
Ngồi làm việc với máy tính thường xuyên khiến cột sống bị tổn thương gây đau nhức lưng ở dân văn phòng. Vì vậy các chuyên gia y tế khuyên bạn nên đeo đai hỗ trợ vùng thắt lưng Pita Coru ngay khi làm việc. Đai lưng Pita Coru giúp hỗ trợ cố định hiệu quả vùng thắt lưng bị đau, làm giảm các cơn đau nhức và phòng tránh đau thắt lưng ở dân văn phòng giai đoạn đầu. Sản phẩm không gây cản trở vận động, gây khó chịu vùng bụng khi sử dụng thường xuyên và đeo khi làm việc.
Đeo đai lưng Pita Coru sẽ giúp bạn giảm đau lưng khi làm việc văn phòng.
Đặt màn hình máy tính vừa tầm mắt
- Máy tính: Vị trí màn hình máy tính nên đặt ngang tầm mắt, hạn chế phải cúi cổ xuống để nhìn màn hình. Cách để canh chỉnh vị trí màn hình là khoảng cách từ phần trên cùng của máy tính không vượt khỏi tầm mắt quá 5 cm. Bạn có thể sử dụng các dụng cụ kê máy tính để tùy chỉnh độ cao của máy tính.
- Bàn phím: Khoảng cách giữa mép bàn phím đến bàn tay của bạn được khuyến khích là 10 – 15 cm. Vị trí này cũng tùy thuộc vào tay của từng người, tốt nhất bạn căn chỉnh một khoảng đủ để cổ tay được thoải mái. Dân văn phòng có thể sử dụng miếng đệm kê cổ tay để tránh bị mỏi cơ.
- Vị trí đặt chuột: Tương tự như khi sử dụng bàn phím, bạn nên để chuột ở vị trí gần tay thuận, đảm bảo rằng cổ tay bạn vẫn thẳng và thoải mái khi sử dụng chuột. Lưu ý, bạn cần đặt ít nhất 2/3 cánh tay sử dụng chuột trên bàn, hạn chế để cổ tay bị gập lại sẽ khiến cơ bị căng, mỏi.
Thay đổi tư thế ngồi thường xuyên
Ngồi lâu một tư thế có thể gây mệt mỏi cho các cơ bắp và làm chúng bị chấn thương. Bạn có thể thư giãn các cơ bắp bằng cách cứ sau 25 – 30 phút làm việc thì lại nghỉ một phút. Một phút này có thể dành để thả lỏng cơ thể, quay cổ và tập hít thở sâu. Sau 2 – 3 giờ ngồi làm việc thì nghỉ ngơi khoảng 10 phút. Điều này sẽ cải thiện tuần hoàn trong cơ thể. Bạn có thể đi đi lại một chút trong 10 phút nghỉ ngơi này.
Thực hiện các bài tập đơn giản.
Tập các bài tập đơn giản
Thay vì ngồi liên tục nhiều giờ liền, sau khi làm việc từ 30 phút – 1 giờ, bạn nên dành một khoảng thời gian ngắn để tập thư giãn toàn thân. Các động tác tập rất đơn giản nhưng sẽ kéo dãn cơ thể, giảm nhức mỏi cơ bắp và từ đó ngăn ngừa được cơn đau thắt lưng.
Một số động tác tập gợi ý cho bạn bao gồm:
- Vươn tay duỗi thẳng lên cao, người kéo căng giữ trong 10 – 15 giây.
- Đưa tay ra phía trước, lưng ngả thoải mái dựa vào ghế phía sau, kéo căng cánh tay và bàn tay.
- Đưa tay đặt ra hông, xoa bóp vùng cơ thắt lưng.
- Đưa một tay lên cao, 1 tay hạ xuống dọc theo thân người, thay đổi tay hai bên,…
Vươn tay kéo giãn người lên cao sẽ giúp lưng bớt nhức mỏi
Nếu thực hiện tốt các thói quen lành mạnh trên, chắc chắn bạn sẽ hạn chế được tình trạng đau lưng ở dân văn phòng đang ngày càng phổ biến và nghiêm trọng. Hãy nhớ rằng, làm việc trong thời gian dài ở một tư thế ảnh hưởng rất xấu đến cơ thể, đặc biệt là hệ xương khớp và cột sống. Vì thế, hãy vận động nhiều hơn, làm việc tập trung và hiệu quả.
BỆNH VỀ XƯƠNG KHỚP
BỆNH VỀ XƯƠNG KHỚP
BỆNH VỀ XƯƠNG KHỚP
ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG
Bài viết liên quan