Người bị thoái hóa khớp gối nên lưu ý điều gì?

Thoái hóa khớp gối không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy khi bị thoái hóa khớp gối, nên làm gì? Để có câu trả lời, hãy cùng bonbone tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Thoái hóa khớp gối là bệnh gì?

Thoái hóa khớp gối là một trong những bệnh lý phổ biến của thoái hóa khớp, là tình trạng tổn thương sụn khớp kèm phản ứng viêm. Lượng dịch khớp do quá trình tái tạo sụn khớp không kịp để bù vào lớp sụn đã mất theo thời gian, gây đau nhức kèm theo khó chịu. Tỉ lệ người thoái hóa khớp gối chỉ xếp sau thoái hóa khớp cổ và thoái hóa lưng.

Hiện nay, theo đánh giá của các chuyên gia thoái hóa khớp gối đang có xu hướng gia tăng ở những người trẻ tuổi. Chủ yếu do lối sống thụ động, ít vận động thể dục thể thao cùng chế độ dinh dưỡng không khoa học. Nếu không điều trị sớm, bệnh có thể để lại biến chứng nghiêm trọng là tàn phế suốt đời.

Thoái hóa khớp gối là tình trạng tổn thương sụn khớp và có xu hướng trẻ hóa

2. Các triệu chứng cho thấy khớp gối bị thoái hóa

Thoái hóa khớp gối biểu hiện thông qua 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn đặc trưng bằng các triệu chứng và biểu hiện khác nhau như:

Giai đoạn 1

Sụn khớp gối bị thoái hóa trong giai đoạn 1 thường không có biểu hiện rõ ràng. Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ không cảm thấy đau hoặc khó chịu do sự mài mòn xảy ra giữa các thành phần nơi khớp gối là không đáng kể.

Giai đoạn 2

Giai đoạn 2 là giai đoạn nhẹ của bệnh. Khi tiến hành chụp X – quang khớp gối, sẽ thấy được không gian giữa các xương chưa bị thu hẹp, và các xương không bị cọ xát với nhau. Tuy nhiên, đây là thời kì mà người bệnh có thể bắt gặp các triệu chứng đầu tiên như: đau sau một ngày đi bộ, cứng khớp nhiều hơn.

Xem thêm:  Những điều cần lưu ý khi tập Aerobic cho người bệnh phẫu thuật sụn chêm

Giai đoạn 3

Ở giai đoạn 3, sụn giữa các xương có dấu hiệu tổn thương rõ ràng và không gian giữa các xương bắt đầu thu hẹp lại. Những người bị thoái hóa khớp gối ở giai đoạn 3 có khả năng bị đau thường xuyên khi đi bộ, chạy, cúi, quỳ,… Khi ngồi trong thời gian dài hoặc thức dậy vào buổi sáng thì thấy tình trạng khớp bị cứng.

Giai đoạn 4

Giai đoạn 4, thoái hóa khớp gối được coi là “nghiêm trọng”. Khi bệnh đã tiến triển đến thời kỳ này, bệnh nhân sẽ cảm thấy rất đau nhức và khó chịu mỗi khi đi bộ hoặc thực hiện các hoạt động cử động khớp. Đó là do không gian giữa các xương bị giảm đáng kể, sụn hầu như không còn được nguyên vẹn khiến khớp đôi lúc bị cứng và trở nên bất động.

Thoái hóa ở giai đoạn 4 rất nặng khiến việc đi lại khó khăn

3. Nguyên nhân phổ biến gây thoái hóa khớp gối

Nhìn chung, thoái hóa khớp gối thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên trong những năm gần đây, căn bệnh này đang ngày càng trẻ hóa, dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này:

Tuổi tác

Ở người cao tuổi khả năng hấp thụ Glucosamine và canxi kém dần, dẫn đến tình trạng thiếu hụt lượng canxi nuôi  dưỡng sụn khớp. Khớp cũng sẽ gặp các hiện tượng lão hóa của mô khớp, hoặc do sụn khớp bị nuôi dưỡng kém. Khi hoạt động, sụn chạm vào đầu xương, gây hiện tượng đau, nhức mỏi khi vận động.

Chấn thương

Chấn thương có thể là do tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động dẫn đến tình trạng vỡ hoặc làm tổn thương khớp và ổ khớp. Nếu không được điều trị đúng, thì tại các vị trí bị chấn thương có thể gây tổn thương thêm lớp sụn và dịch khớp dẫn đến lệch trục khớp gây thoái hóa khớp.

Xem thêm:  Đau 2 đầu gối sau sinh: Nguyên nhân và cách giảm đau

Thừa cân hoặc béo phì

Việc thừa cân hoặc béo phì sẽ tạo áp lực lên hai khớp gối, gây nên tình trạng sụn khớp nhanh hao mòn và hỏng dần theo thời gian. Theo nghiên cứu, phụ nữ thừa cân béo phì trên 40 tuổi có khả năng bị thoái hóa khớp gối cao gấp 6 lần so với người bình thường.

Chế độ ăn uống

Theo các chuyên gia, chế độ ăn uống giữ một vai trò quan trọng trong việc giúp xương chắc khỏe. Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo như thiếu canxi hoặc chất nhờn làm khớp gối giòn yếu và hoạt động kém linh hoạt. Hay uống quá nhiều rượu bia cũng có thể gia tăng tình trạng thoái hóa khớp gối.

Sử dụng thuốc

Tiêm trực tiếp corticoid vào khớp là một thủ thuật đem lại hiệu quả giảm đau, giảm viêm nhanh chóng nhưng chỉ có tác dụng nhất thời. Nên nếu lạm dụng các loại thuốc uống, bôi, hay tiêm có chứa corticoid thì dần dần dẫn đến tình trạng trạng giòn xương và thoái hóa khớp ngày càng nặng thêm.

Sử dụng thuốc làm thuyên giảm các cơn đau thoái hóa khớp gối

4. Khi bị thoái hóa khớp gối, nên làm gì?

Khi bị thoái hóa khớp gối bạn đừng nên quá lo lắng về vấn đề này, tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ. Song song với đó, người bệnh cũng nên áp dụng một số biện pháp tại nhà như:

– Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học bằng cách tăng cường thực phẩm giàu canxi, vitamin D. Hạn chế tối đa thực phẩm nhiều chất béo, rượu bia hoặc các chất kích thích.

Xem thêm:  Thoái hóa khớp gối - căn bệnh “ám ảnh” với người cao tuổi

– Luyện tập thể dục đều đặn với các bài tập phù hợp như yoga, dưỡng sinh, bơi lội,.. với mức độ vừa phải.

– Duy trì cân nặng ở mức độ phù hợp, tránh tăng cân quá mức, béo phì, thừa cân sẽ khiến khớp gối ngày càng thoái hóa.

– Thực hiện massage, xoa bóp mỗi ngày vào buổi sáng và tối để giúp máu lưu thông tốt, khớp gối và cơ bắp được thư giãn.

– Sử dụng dược liệu thiên nhiên từ cây Vuốt Quỷ để hỗ trợ điều trị, giảm đau nhức xương khớp.

Sử dụng đai cố định khớp gối bonbone để phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp đang ngày càng phổ biến, chúng ta phải thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của mình, để có sự can thiệp kịp thời. Hiện nay, Công ty Cổ phần Thiết bị y sinh (BIOMEQ) đang là công ty chuyên cung cấp các thiết bị, đai hỗ trợ các bệnh về xương khớp, đồng thời hỗ trợ điều trị hiệu quả chấn thương, đảm bảo sẽ mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Nếu có thắc mắc gì, vui lòng liên hệ qua Tel: (028) 22 600 006 – (024) 22 622 228 hoặc Email: info@biomeq.com.vn để được giải đáp kịp thời.

650.000

Trợ lực cho đầu gối khi cơ bắp bị căng cứng, hoặc bị chấn thương

750.000

Đai cố định đầu gối bonbone THIN PF CROSS BELT trong vận động hằng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp liên quan tới thoái hóa khớp gối.

600.000

Giảm sức nặng dội ngược từ dưới đè lên vùng xương bánh chè

2.100.000

Hỗ trợ phòng ngừa hiện tượng căng cơ, đứt dây chằng, chấn thương cơ bắp