Hướng dẫn điều trị chấn thương khớp gối chi tiết không thể bỏ qua

Chấn thương gối được biết đến là một trong những vấn đề vô cùng nghiêm trọng có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đầy đủ kiến thức về chấn thương gối cũng như biết cách xử lý khi bị chấn thương. Trong bài viết ngày hôm nay, bonbone sẽ chia sẻ với mọi người những thông tin cơ bản, chính xác xoay quanh chủ đề chấn thương gối – các tổn thương thường gặp và hướng điều trị.

1. Các vấn đề thường gặp khi bị chấn thương khớp gối

Khi bị chấn thương khớp gối, các bạn rất dễ gặp phải các tình trạng như sau:

1.1. Tổn thương phần sụn khớp

Sụn khớp được biết đến là phần bao bọc quanh đầu xương đùi, xương chày. Thông thường, sụn khớp sẽ rất trơn, nhẵn giúp giảm lực ma sát giữa các khớp với nhau. Tuy nhiên khi bị chấn thương đầu gối rất dễ khiến sụn khớp bị tổn thương. Đặc biệt, sụn khớp lại không có mạch nuôi dưỡng, không có đầu mút thần kinh nên khi bị tổn thương sẽ không thể tự động lành lại được. Bên cạnh đó, tổn thương sụn khớp lớn còn rất dễ tạo thành các dị vật khớp gây đau nhức hoặc thậm chí là kẹt khớp. 

Tổn thương phần sụn khớp là chấn thương khớp gối thường gặp 1

1.2. Tổn thương phần sụn chêm

Tổn thương phần sụn chêm thường mắc phải ở các tình huống chấn thương thể thao hoặc tai nạn giao thông. Hiểu một cách đơn giản, sụn chêm là phần sụn nằm ở giữa khớp xương chày và xương đùi với công dụng làm giảm lực tác động lên gối giúp gối trở nên vững vàng, chắc chắn và ổn định hơn. Ngoài ra, sụn chêm còn có khả năng lấp đầy khe khớp nhằm tránh hiện tượng màng dịch hoạt và bao khớp bị tràn vào khe khớp. 

1.3. Đứt dây chằng chéo ở phía trước

Dây chằng chéo phía trước có công dụng giữ cho mâm chày không bị lệch khỏi vị trí cố định như trượt ra trước hay xoay vào bên trong. Hiện tượng đứt dây chằng chéo ở phía trước thường xảy ra khi chân tiếp đất đột ngột hoặc tiếp đất không đúng tư thế. Biểu hiện lâm sàng của căn bệnh này có thể kể đến: đau nhức đầu gối; chân không thể đứng vững; khi di chuyển nhanh, mạnh sẽ làm cho chân bị khó chịu, sưng tấy hoặc thậm chí là không thể bước đi hoặc di chuyển lên xuống cầu thang. 

Xem thêm:  Đau đầu gối có phải là biểu hiện của thoái hóa khớp gối hay không?

1.4. Đứt dây chằng chéo sau

Dây chằng chéo phía sau hỗ trợ giữ cho mâm chày không bị lệch khỏi vị trí cố định như trước ra sau hoặc xoay ra ngoài. 

Triệu chứng của đứt dây chằng chéo sau đó chính là: không thể đứng trụ bằng một chân; không thể đi nhanh tại các mặt phẳng gồ ghề, bấp bênh; khi chạy rất dễ té ngã, va đập.

1.5. Tổn thương dây chằng bên ngoài.

Tổn thương dây chằng bên ngoài là tình trạng bong cực trên của các chỏm xương mác cũng như tổn thương thần kinh mác dẫn đến tụ máu trong khớp gối, rất nguy hiểm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nói chung và khả năng đi lại của bệnh nhân nói riêng. Do đó, khi gặp phải loại tổn thương này, các bạn thường sẽ được phẫu thuật tái tạo dây chằng. 

Đứt dây chằng ngoài là chấn thương khớp gối phổ biến 2

2. Cách chẩn đoán chấn thương gối

Thông thường, các bác sĩ sẽ tiến hành các thao tác sau đây để chẩn đoán mức độ nghiêm trọng của chấn thương gối.

Bước 1: Tiến hành chụp phim Xquang quy ước để xác định được tình trạng của cơ thể cũng như xác định vị trí tổn thương.

Bước 2: Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Khi đầu gối đã giảm hiện tượng sưng tấy, phù nề khoảng 2 – 3 tuần sau va chạm thì bác sĩ sẽ cho bệnh nhân chụp cộng hưởng từ (MRI) để nhìn rõ được mức độ hư tổn của các phần mềm như dây chằng, sụn chêm, sụn khớp.

3. Hướng dẫn điều trị chấn thương khớp gối

Trên thực tế, quá trình điều trị chấn thương khớp gối sẽ được diễn ra rất phức tạp trong một khoảng thời gian dài, liên tục.

3.1. Sơ cứu, xử lý đơn giản tại nhà ngay sau khi bị chấn thương

Khi bị chấn thương do tai nạn, va đập, té ngã,… các bạn cần phải:

  • Hạn chế di chuyển, nằm hoặc ngồi yên tại một vị trí nhất định.
  • Dùng một chiếc gối mềm, cao để kê phía dưới đầu gối nhằm giảm đau.
Xem thêm:  Viêm khớp dạng thấp: Dấu hiệu cảnh báo và chế độ sinh hoạt phù hợp

Sau đó, đối với bệnh chấn thương gối không quá nghiêm trọng, các bạn nên kết hợp các biện pháp sau để làm dịu cơn đau:

  • Chườm lạnh suốt 1 ngày sau chấn thương với tần suất khoảng 3 lần/ ngày, mỗi lần 30 phút.
  • Sử dụng nẹp đầu gối để cố định khu vực bị tổn thương.
  • Nếu vấn đề vẫn không được giải quyết, các bạn nên liên hệ trực tiếp với một số bác sĩ chuyên môn để được kê đơn thuốc giảm đau. 
  • Tuyệt đối không được chọc, hút máu tụ trong khớp gối. 

3.2. Tiến hành điều trị bảo tồn

Trong trường hợp sau 7 ngày nhưng các triệu chứng sưng đỏ, đau nhức và bầm tím vẫn không thuyên giảm, các bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế gần nhất. Điều trị bảo tồn thường sẽ áp dụng đối với trẻ em, người lớn tuổi hoặc những tình huống chấn thương không quá nguy hiểm. Bệnh nhân sẽ được nẹp bột trong 3 tuần. Sau đó, mọi người phải tham gia các bài tập vật lý trị liệu nhằm phục hồi chức năng của đầu gối, hạn chế bị teo cơ. 

3.3. Tiến hành phẫu thuật

Đối với những đối tượng bị chấn thương nặng nề không thể tự phục hồi, bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này chỉ được áp dụng đối với trường hợp:

  • Dây chằng chéo phía trước bị tổn thương ở mức độ 2 và 3.
  • Dây chằng chéo phía sau bị tổn thương làm cho khớp gối bị lỏng lẻo.
  • Rách sụn chêm.
  • Vỡ sụn khớp.

Tiến hành phẫu thuật để diều trị các chấn thương khớp gối

3.4. Tham gia tập luyện

Dù các bạn điều trị bảo tồn hay làm phẫu thuật thì cũng đều phải trải qua quá trình phục hồi, rèn luyện để giúp cho bệnh nhân được nhanh chóng hồi phục. Tùy theo từng đối tượng và thể trạng của bệnh nhân, các bác sĩ chuyên môn sẽ có những bài tập riêng biệt giúp bạn ổn định sức khỏe hiệu quả, nhanh chóng. 

4. Cách phòng ngừa và hạn chế chấn thương gối

Để phòng ngừa và hạn chế chấn thương gối, mọi người nên áp dụng một số bí quyết hữu dụng như:

Xem thêm:  Lý do vì sao khớp gối dễ bị chấn thương?

Cách phòng ngừa và hạn chế chấn thương gối bằng đai bonbone Thin PF Cross belfs

Nếu các bạn đang băn khoăn không biết nên mua các sản phẩm đai cố định đầu gối ở đâu, hãy nhanh tay liên hệ ngay với Công ty Cổ phần Thiết bị y sinh (BIOMEQ) – một trong những nhà phân phối các vật dụng đai bonbone xương khớp hàng đầu trên thị trường đã được rất nhiều khách hàng ủng hộ. Tại đây, chúng tôi đang kinh doanh rất nhiều mặt hàng bảo vệ xương khớp khác nhau với mức giá thành rất hữu nghị, từ đai nẹp khủy tay, đai nẹp ngón tay cho đến đai hỗ trợ vùng thắt lưng, đai nẹp mắt cá chân… vô cùng đa dạng giúp bạn có thêm thật nhiều sự lựa chọn phù hợp.

Bên cạnh chất lượng tuyệt vời, tuổi thọ lâu bền thì sản phẩm còn rất đa năng, nhiều công dụng như gia tăng hiệu suất hoạt động, hạn chế các bệnh lý liên quan đến xương khớp cũng như đem đến cho người sử dụng sự thoải mái, dễ chịu và thư giãn. Ngoài ra, chúng tôi còn cam kết sản phẩm được thiết kế và sản xuất hoàn toàn từ Nhật Bản với hệ thống dây chuyền sản xuất tiên tiến, công nghệ hiện đại và tất cả mọi loại hàng hóa đều đã được kiểm nghiệm rất nghiêm ngặt, khắt khe đạt chuẩn của Bộ Y tế. 

Để có cơ hội trở thành một trong những khách hàng may mắn nhận được hàng nghìn các ưu đãi cực lớn của chúng tôi, hãy nhấc điện thoại liên để liên hệ ngay với bonbone – thương hiệu chuyên cung cấp vật dụng chăm sóc sức khỏe xương khớp số 1 tại Nhật Bản thông qua các hình thức sau:

Tel: (028) 22 600 006 – (024) 22 622 228