Trượt đốt sống thắt lưng là một trong những căn bệnh phổ biến về cơ xương khớp, khiến nhiều người đau đầu và tốn rất nhiều tiền bạc, công sức để điều trị. Thoái hóa đốt sống thắt lưng tuy không trực tiếp đe dọa đến tính mạng nhưng lại làm giảm chất lượng cuộc sống đáng kể. Người bệnh trượt đốt sống lưng: Cần điều trị sớm, không nên chủ quan kẻo gây ra những biến chứng không đáng có. Bài viết của bonbone sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
1. Trượt đốt sống thắt lưng là như thế nào?
Trượt đốt sống là gì? Trượt đốt sống thắt lưng là khi đốt sống ở trên trượt về phía sau hoặc lệch ra trước so với đốt sống dưới. Tình trạng này gây đau lưng, đi lại khó khăn, cơn đau lan xuống một hoặc cả hai chân. Trượt đốt sống được chia thành sáu loại:
- Trượt đốt sống thắt lưng bẩm sinh.
- Trượt đốt sống thắt lưng do nguyên nhân khuyết eo.
- Trượt đốt sống thắt lưng thoái hóa.
- Trượt đốt sống thắt lưng bệnh lý.
- Trượt đốt sống thắt lưng do chấn thương.
- Trượt đốt sống thắt lưng hậu phẫu thuật.
2. Các mức độ của tình trạng thoái hóa trượt đốt sống lưng
Mức độ trượt đốt sống thắt lưng được xác định bằng tỷ lệ trên phim chụp X quang thông thường ở tư thế nằm nghiêng. Tốc độ trượt được tính bằng khoảng cách trượt với bề rộng của đốt sống trượt. Trượt đốt sống thắt lưng được chia làm 5 mức độ như sau:
- Độ 1: trượt từ 0 đến 25% thân đốt sống
- Độ 2: trượt từ 26 đến 50% thân đốt sống
- Độ 3: trượt từ 51 đến 75% thân đốt sống
- Độ 4: trượt từ 76 đến 100% thân đốt sống
- Độ 5: đốt sống trên trượt hoàn toàn ra khỏi bề mặt thân đốt dưới.
Mức độ trượt càng cao chứng tỏ tình trạng thoái hóa đốt sống thắt lưng càng nghiêm trọng. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời thì mức độ trượt càng cao.
3. Nhận biết các triệu chứng trượt đốt sống lưng
Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân thường không có triệu chứng rõ rệt hoặc chỉ là những cơn đau lưng thoáng qua. Cách triệu trứng chỉ có thể phát hiện ở giai đoạn sau. Cụ thể là:
3.1. Giai đoạn đau thắt lưng
Ở giai đoạn này người bệnh đau lưng dữ dội, đau khi đi, đứng lâu, cột sống cong ra sau. Sau đó đau lan xuống mông, đùi, cẳng chân và bàn chân, đôi khi kèm theo tê bì, đau tăng lên khi ho, hắt xì.
Đau tăng lên khi có lực tác động vào cột sống như việc đi lại, làm việc,… nhưng nằm thì hết đau hoặc giảm hẳn cơn đau. Bệnh nhân khó thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng. Đôi khi bệnh nhân cảm thấy các đốt sống bị trượt khi gập người ở tư thế cúi hay ngửa người.
3.2. Giai đoạn nặng
Bệnh nhân sẽ thay đổi tư thế và dáng đi, co thắt cơ thắt lưng và căng cơ đùi trong, hơi cúi về phía trước, có thể vẹo cột sống bên. Tình trạng đau lưng mãn tính là những cơn đau ngắt quãng, từng đợt và các cơn đau có tính chất tăng dần và xuất hiện thường xuyên hơn. Nếu bệnh nhân sử dụng nẹp chỉnh hình cột sống hoặc đau lưng cột sống thì triệu chứng này sẽ giảm đi đáng kể.
4. Hậu quả nghiêm trọng của bệnh trượt đốt sống thắt lưng
Nhiều bệnh nhân bị trượt đốt sống thường lo lắng về tính nguy hiểm và hậu quả của căn bệnh này. Tùy theo thể trạng của mỗi người và mức độ thoái hóa đốt sống mà hậu quả gây nên ở mỗi người là khác nhau.
- Nếu dưới 50% số đốt sống là do khuyết eo thì đây không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Hầu hết bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau hoặc đau thắt lưng và đôi khi đau dần xuống chân, đau khi cử động.
- Có trường hợp cần điều trị vì khi bị đau đi lại khó khăn. Lúc đầu đau lưng dưới khi di chuyển hoặc đứng quá lâu. Sau đó căng cơ, đau đùi, mông và chân.
- Khi cúi, nằm ngửa hay trong các vận động liên quan trực tiếp đến đốt sống, người bệnh có thể cảm nhận rõ đốt sống bị trượt.
- Trượt đốt sống do chấn thương vùng thắt lưng nặng khiến bề mặt đốt sống bị trượt. Cột sống lệch trên 50% gây gù. Biến chứng này hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 10% và thường xảy ra ở lứa tuổi thanh thiếu niên, rất nguy hiểm cần được điều trị kịp thời.
5. Các phương pháp chẩn đoán trượt đốt sống thắt lưng
Ngoài việc quan sát, theo dõi các triệu chứng trên, bác sĩ phải thực hiện các thủ thuật chẩn đoán sau để xác định bệnh nhân có bị trượt đốt sống thắt lưng hay không:
Chụp X quang: Thông thường ở các tư thế thẳng đứng, nghiêng, ưỡn tối đa và cúi người tối đa. Trong một số trường hợp, có thể cần chụp thêm phim 3⁄4 (phải, trái). Chụp X-quang giúp chẩn đoán chính xác vị trí và mức độ thoái hóa đốt sống thắt lưng.
Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan): Đây là một công cụ chẩn đoán rất hiệu quả để đánh giá cấu trúc xương và xác định vị trí hay mức độ trượt cũng như các tổn thương vùng thắt lưng, nốt sần, hẹp ống sống…
Cộng hưởng từ (MRI): Đây là công cụ lý tưởng để đánh giá tổn thương mô mềm và chèn ép dây thần kinh trong trượt đốt sống thắt lưng. Với phương pháp chụp cộng hưởng từ, bác sĩ có thể xác định được các nguyên nhân gây chèn ép dây thần kinh như: thoát vị đĩa đệm, dày dây chằng, mô sẹo, hẹp lỗ ghép…
6. Các phương pháp phổ biến trong điều trị trượt đốt sống lưng
Trượt đốt sống thắt lưng là một căn bệnh cần phát hiện sớm và điều trị ngay. Các phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống thắt lưng phổ biến hiện nay là:
6.1. Điều trị nội khoa
Hầu hết các bệnh nhân bị trượt đốt sống được điều trị y tế đúng cách đều cảm thấy cải thiện cơn đau đáng kể. Đối với bệnh nhân ở tuổi thiếu niên nên nằm nghỉ, đeo đai cố định, hạn chế hoạt động để cải thiện triệu chứng. Ở bệnh nhân ở tuổi trưởng thành, điều trị bảo tồn trượt đốt sống thắt lưng như sau:
- Cố định bên ngoài và kiểm soát chuyển động.
- Chỉ định nằm nghỉ trong các đợt đau cấp tính.
- Dùng thuốc chống viêm, thuốc giảm đau.
- Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, bài tập làm săn chắc cơ lưng, đùi và bụng.
- Giảm cân khi bệnh nhân béo phì.
6.2. Phẫu thuật
Chỉ định tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân trượt đốt sống thắt lưng trong những trường hợp sau:
- Trượt đốt sống được điều trị bảo tồn ít nhất 6 tuần trước đó và thường sau 6–12 tháng điều trị bảo tồn hiệu quả.
- Bệnh nhân bị đau dữ dội và không đáp ứng với các phương pháp cần nghỉ ngơi và dùng thuốc.
- Trượt đốt sống ở lưng gây biến chứng: liệt, teo cơ, rối loạn cơ vòng bàng quang.
- Trượt đốt sống nghiêm trọng, tiến triển do tổn thương eo đốt sống ở trẻ nhỏ.
7. Lời khuyên hữu ích để phòng ngừa những cơn đau do bị trượt đốt sống
Trượt đốt sống là căn bệnh ảnh hưởng đến nhiều người, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng những thói quen tốt hàng ngày như:
- Giữ tư thế đứng ngồi tốt: Khi ngồi hoặc đứng không dựa dẫm vào các điểm tựa, luôn giữ cột sống lưng ở đúng tư thế.
- Hãy cẩn thận khi nâng vật nặng. Tùy theo sức khỏe và sức chịu đựng của mỗi người mà nâng vật có trọng lượng khác nhau. Không cố gắng nâng vật quá nặng vì điều này có thể khiến cột sống bị tổn thương nghiêm trọng.
- Tránh các môn thể thao, động tác khó đòi hỏi vặn mình quá mức, tác động trực tiếp đến các đốt sống.
- Giữ cân nặng ở mức phù hợp, tránh bị thừa cân hoặc lên cân đột ngột gây sức ép cho cột sống.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn và hạn chế các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…
- Dành thời gian nghỉ ngơi và tập luyện hợp lý. Ngoài ra, bệnh nhân cần thực hiện thêm các bài tập riêng tại nhà. Các bài tập này không chỉ hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống mà còn giúp tinh thần thoải mái, giảm lo âu, mệt mỏi, mang lại sức khỏe dẻo dai.
8. bonbone – Thương hiệu cung cấp đai lưng y tế hiện đại số 1 Việt Nam
Nếu bạn đang gặp tình trạng trượt đốt sống thắt lưng cần tìm một thiệt đai lưng y tế hỗ trợ định hình giảm đau chất lượng. Thì thương hiệu bonbone là một gợi ý tốt để tham khảo.
bonbone là đơn vị chuyên cung cấp các thiết bị y tế tiên tiến, đảm bảo chất lượng tối ưu phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ. Đây là thương hiệu hàng đầu Nhật Bản chuyên cung cấp các sản phẩm hỗ trợ tập luyện thể thao thắt lưng. Sản phẩm không chỉ giúp phòng ngừa các bệnh về xương khớp, cột sống mà còn hỗ trợ điều trị chấn thương hiệu quả. Sản phẩm được bán tại chuỗi nhà thuốc lớn như: Pharmacity, Long Châu, An Khang; cửa hàng dụng cụ y khoa toàn quốc.
bonbone thuộc Daiya Industry, một công ty nổi tiếng hàng đầu Nhật Bản Kể thành lập vào năm 1963. Trong hơn 50 năm có mặt trên thị trường, công tác nghiên cứu và phát triển luôn được Daiya ưu tiên hàng đầu nên các sản phẩm luôn có sự khác biệt về chất lượng.
Đây là giải pháp điều trị đau lưng không cần phẫu thuật, Pro Hard Slim được khuyên dùng cho các trường hợp đau lưng cần kéo giãn, điều trị bảo tồn và phục hồi sau phẫu thuật.
Tình trạng trượt đốt sống thắt lưng: cần điều trị sớm và có phác đồ điều trị phù hợp ngay từ đầu để giảm thiểu những di chứng nghiêm trọng. Việc duy trì thói quen tốt và đeo đai lưng hỗ trợ sẽ giúp ích rất nhiều cho người bệnh. Nếu bạn cần tư vấn về các thiết bị đai lưng bảo vệ xương khớp uy tín, chất lượng Nhật Bản của bonbone, hãy liên hệ số hotline 0972 597 600 hoặc Tel: (028) 22 600 006 để được chúng tôi hỗ trợ và tư vấn thông tin miễn phí.
BỆNH VỀ XƯƠNG KHỚP
BỆNH VỀ XƯƠNG KHỚP
BỆNH VỀ XƯƠNG KHỚP
ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG
Bài viết liên quan