Những dấu hiệu giúp bạn phát hiện đau rễ thần kinh thắt lưng

Đau rễ thần kinh thắt lưng là tình trạng có không ít người gặp phải. Nếu được điều trị sớm có thể dẫn nguy cơ giảm vận động làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động. Vậy nguyên nhân là do đâu? Nhận biết sớm những dấu hiệu đau rễ thần kinh thắt lưng giúp bạn phòng ngừa và điều trị hiệu quả hơn. Hãy cùng bonbone tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết dưới đây. 

1. Đau rễ thần kinh thắt lưng là bệnh gì? 

Đau rễ thần kinh thắt lưng là tình trạng đau nhức ở vùng thắt lưng do các bệnh lý chèn ép các rễ thần kinh ở thắt lưng. Là tổn thương kết hợp của đau dây thần kinh tọa và cột sống thắt lưng. Hội chứng rễ thần kinh thắt lưng không những gây ra những cơn đau vùng thắt lưng mà còn lan xuống chân và thường trở nặng khi trời trở lạnh, ẩm.

Cả nam và nữ giới đều có nguy cơ bị mắc bệnh. Những người thường xuyên vận động mạnh hay mắc các bệnh lý khác liên quan đến cột sống, bị đau lưng và tuổi càng cao thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.  Các bệnh lý thường gặp có thể được kể đến như:

+ Thoái hóa cột sống thắt lưng: Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt và quá trình lão hóa là nguyên nhân dẫn đến.

+ Thoát vị đĩa đệm: Khối nhân nhầy thoát vị ra ngoài chèn ép lên các rễ thần kinh và gây ra đau nhức.

Những dấu hiệu giúp bạn phát hiện đau rễ thần kinh thắt lưng-1

2. Nguyên nhân gây đau rễ thần kinh thắt lưng

Đau rễ thần kinh cột sống có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, cụ thể là các nguyên nhân sau đây: 

2.1. Thừa cân hoặc béo phì 

Khi cân nặng càng lớn thì áp lực lên đĩa đệm cũng tăng lên khiến cho cột sống, đĩa đệm bị suy yếu, thoái hóa, dễ bị tổn thương và gây đau nhức. 

2.2. Hẹp ống sống 

Sự thu hẹp của ống sống thắt lưng khiến cho các rễ thần kinh bị chèn ép thường gây ra những cơn đau ở mông, đùi và bắp chân. Hẹp ống sống thắt lưng gây ra những cơn đau cách hồi, cơn đau thường giảm khi cúi hoặc ngồi và không giảm khi đứng yên. Ngoài ra, người bệnh có thể bị đau, dị cảm, yếu cơ hay bị mất phản xạ khi rễ thần kinh bị ảnh hưởng.

Xem thêm:  Bong gân khớp cổ chân: Những điều cần biết và cách chữa trị hiệu quả

2.3. Chấn thương cột sống

Cột sống bị tác động một lực lớn hoặc vận động với biên độ quá mạnh, tai nạn, lao động nặng hay do chơi thể thao… đều có thể khiến cơn đau vùng thắt lưng xuất hiện.

Những dấu hiệu giúp bạn phát hiện đau rễ thần kinh thắt lưng-2

2.4. Thoái hóa cột sống

Theo thời gian, đĩa đệm sẽ dần bị thoái hóa, các tổn thương ở đĩa đệm sẽ khiến cho cấu trúc cột sống thay đổi, khả năng chịu lực cũng giảm đi. Nếu không được điều trị sớm và đúng cách thì thoái hóa cột sống sẽ tiến triển thành các gai xương và chọc vào dây thần kinh gây chèn ép rễ thần kinh dẫn đến cơn đau nhức, khó chịu.

2.5. Thoát vị đĩa đệm

Nhân nhầy bị thoát ra ngoài chèn ép lên các rễ thần kinh từ đó gây đau nhức vùng lưng, lan xuống mông, đùi và cả 2 chi dưới. Nhiều người còn gặp phải nguy cơ mất cảm giác và đại tiểu tiện không được tự chủ.

2.6. Gai cột sống

Các gai xương phát triển mạnh có thể gây cản trở vận động của cột sống và chèn ép rễ thần kinh thắt lưng. Từ đó dẫn đến những cơn đau nhức ở vùng lưng, lan xuống mông, đùi, bàn chân, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.

2.7. Lao cột sống

Lao cột sống là tình trạng viêm đốt sống và đĩa đệm do vi khuẩn lao gây ra. Nguyên nhân dẫn đến lao cột sống đó là do vi khuẩn lao đến khu trú tại một bộ phận nào đó của hệ cơ xương khớp theo đường máu hoặc theo bạch huyết. Lao cột sống có thể gây ra những cơn đau âm ỉ và có chiều hướng tăng dần khi về đêm.

2.8. Nhiễm trùng

Nhiễm trùng cột sống cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau rễ thần kinh thắt lưng. Nhiễm trùng cột sống có thể xuất hiện do các tác nhân: nấm, vi khuẩn, lao hay ký sinh trùng… Nhiễm khuẩn cột sống thường gây ra những cơn đau cột sống âm ỉ không liên tục và có thể kèm theo đó là sốt.

2.9. U cột sống 

Sự xuất hiện bất thường của các khối u bên trong hoặc ở xung quanh tủy sống và cột sống khiến các dây thần kinh bị chèn ép. Từ đó, gây tổn thương cho các bộ phận xung quanh, dẫn đến đau nhức lưng, lan xuống vùng mông và chân. Theo thời gian, nếu không được điều trị sớm, những cơn đau này sẽ dần trở nên nghiêm trọng và không thể áp dụng các biện pháp giảm đau thông thường nữa. 

Xem thêm:  Hình ảnh thoái hóa cột sống thắt lưng: Tổng quan chi tiết

Những dấu hiệu giúp bạn phát hiện đau rễ thần kinh thắt lưng-3

3. Triệu chứng và biện pháp chẩn đoán đau rễ thần kinh thắt lưng

Dưới đây là những triệu chứng và biện pháp để chẩn đoán đau rễ thần kinh thắt lưng, bạn có thể tham khảo để chủ động hơn trong vấn đề bảo vệ sức khỏe của mình: 

3.1. Triệu chứng

Đau rễ thần kinh cột sống thắt lưng thường có những triệu chứng sau đây, bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về căn bệnh này: 

+ Đau lan tỏa theo đường đi của dây thần kinh từ thắt lưng chạy đến xuống hai chân.

+ Cơn đau sẽ tăng khi ngồi lâu, đứng lâu, hắt hơi hay khi ho

+ Đau tê ở chân, có thể có cảm giác dị cảm ở bàn chân như cảm giác buồn nôn, kiến bò hay bị kim châm.

+ Yếu cơ, trường hợp nặng có thể dẫn đến mất khả năng vận động và bại liệt.

+ Rối loạn đại tiểu tiện

3.2. Biện pháp chẩn đoán

Đau rễ thần kinh thắt lưng thường được chẩn đoán dựa vào tiền sử của bệnh nhân và các triệu chứng lâm sàng. Để xác định đúng nguyên nhân gây, các bác sĩ thường chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm như sau: 

+ Chụp X – quang: Chẩn đoán đau rễ thần kinh do các bệnh lý về xương khớp.

+ Chụp cắt lớp vi tính CT: Cho phép phân tích chi tiết hơn các tổn thương về xương khớp gây ra đau rễ thần kinh thắt lưng.

+ Chụp cộng hưởng từ MRI: Giúp đánh giá chính xác các tổn thương thần kinh dẫn đến các cơn đau nhức.

+ Điện cơ: Đây là phương pháp đo tốc độ dẫn truyền thần kinh, giúp nghiên cứu phản ứng điện của thần kinh và cơ và đánh giá sự mất phân bố thần kinh của cơ.

Những dấu hiệu giúp bạn phát hiện đau rễ thần kinh thắt lưng-4

4. Phương pháp điều trị đau rễ thần kinh thắt lưng 

Để cải thiện đau rễ thần kinh thắt lưng tốt hơn, người bệnh có thể áp dụng một số các giải pháp sau đây:

Xem thêm:  Đau gót chân, ngón chân, gan bàn chân và mu bàn chân và những điều bạn nên biết

4.1. Dùng thuốc để điều trị đau rễ thần kinh thắt lưng 

Nếu trường hợp đau rễ thần kinh thắt lưng dữ dội, thì để giảm đau nhanh chóng, bạn có thể dùng các thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không Steroid để giảm sưng, đau.

4.2. Sử dụng vật lý trị liệu để điều trị đau rễ thần kinh thắt lưng  

Các bài tập vật lý trị liệu giúp bạn cải thiện tình trạng đau rễ thần kinh thắt lưng, giúp ổn định và tăng cường chức năng của cột sống. Trong giai đoạn cấp tính của căn bệnh, các bài tập kéo giãn cơ, cột sống cũng có hiệu quả tốt trong việc cải thiện đau rễ thần kinh thắt lưng.

4.3. Tiêm ngoài màng cứng để điều trị đau rễ thần kinh thắt lưng 

Tiêm ngoài màng cứng là một giải pháp đơn giản và hiệu quả, giúp giảm sưng, đau cấp tính hiệu quả. Đây là giải pháp ít xâm lấn và bảo tồn được đĩa đệm, giúp cho người bệnh giảm nguy cơ phải phẫu thuật.

4.4. Phẫu thuật để điều trị đau rễ thần kinh thắt lưng 

Trường hợp chèn ép cột sống nhiều và tổn thương rễ thần kinh nặng thì cần can thiệp ngoại khoa bằng phương pháp phẫu thuật. Phẫu thuật giúp ổn định cột sống, hạn chế tình trạng tái phát và tăng cường hoạt động của các dây thần kinh. Tuy nhiên, do tồn tại nhiều rủi ro, phẫu thuật chính là giải pháp cuối cùng nếu các phương pháp khác không mang lại hiệu quả tốt.

Những dấu hiệu giúp bạn phát hiện đau rễ thần kinh thắt lưng-5

Như vậy trên đây chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn làm thế nào để phát hiện đau rễ thần kinh thắt lưng và có đề cập một số phương pháp điều trị hiệu quả. Đau rễ thần kinh thắt lưng cũng không ngoại lệ, đều có sự ảnh hưởng rất lớn để đời sống của con người. Do đó, việc bạn nắm bắt được những thông tin này là rất cần thiết. Ngoài ra, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về bài viết thì có thể liên hệ với bonbone qua hotline (028) 22 600 006 để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất có thể.