Cảnh báo biến chứng đứt dây chằng chéo gối không nên bỏ qua

Đứt dây chằng chéo gối là chấn thương đầu gối có thể xảy ra trong cuộc sống, sinh hoạt và các hoạt động thể dục thể thao. Chính vì vậy, việc nắm rõ cách xử lý đứt dây chằng chéo gối sớm rất quan trọng. Để có cách xử lý kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng, hãy cùng bonbone tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Đứt dây chằng chéo gối là gì?

Dây chằng chéo là bộ phận nằm ngay ở trung tâm khớp gối, có chức năng chính là chống lại sự di lệch ra sau của mâm chày và lồi cầu đùi, đặc biệt khi gập gối 90 độ, dây chằng chéo sẽ phối hợp với các dây khác để giữ vững khớp gối.

Đứt dây chằng chéo là tình trạng dây chằng đầu gối bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tổn thương đứt dây chằng chéo gây ra tình trạng mất vững khớp gối, mâm chày trượt ra trước và gây tổn thương các thành phần của khớp gối như rách sụn chẽm, lỏng khớp, thoái hóa,…

Có bốn dây chằng chéo chính ở đầu gối, bao gồm:

  • Dây chằng chéo trước: Nằm ở trung tâm đầu gối, kiểm soát chuyển động quay và chuyển động về phía trước.
  • Dây chằng chéo sau: Nằm ở phía sau đầu gối, kiểm soát chuyển động ngược của ống chân.
  • Dây chằng chéo giữa: Mang lại sự ổn định bên trong cho đầu gối.
  • Dây chằng chéo cạnh: Hỗ trợ sự ổn định bên ngoài của đầu gối.

Cảnh báo biến chứng đứt dây chằng chéo gối không nên bỏ qua 1

2. Triệu chứng đứt dây chằng chéo gối

Bạn có thể nhận biết mình bị mắc bệnh đứt dây chằng chéo gối, thông qua những triệu chứng ở dưới đây:

  • Nghe một tiếng bốp khi chấn thương xảy ra.
  • Đau và nhức nhối, sưng vừa, khó bước đi, không ổn định khớp, cử động trung bình, thấy đau phải dừng lại.
  • Đau dữ dội, sưng to, chỗ sưng của khớp gối có thể do tích tụ chất hoạt dịch trong bao hoạt dịch hay chất hoạt dịch ở trong khớp.
  •  Sưng lan ra phần còn lại của khớp gối trong một hai hoặc hai ngày sau khi tổn thương xảy ra.
  • Đau hoặc khó khi đi lại, ngồi xuống, đứng lên khỏi ghế hoặc leo cầu thang.
  • Cảm giác không ổn định, như thể đầu gối bị chìa ra hoặc khóa lại.
Xem thêm:  Hội chứng ống cổ tay (Hội chứng đường hầm cổ tay) cần lưu ý

3. Đứt dây chằng chéo gối có nguy hiểm không?

Đứt dây chằng cần được điều trị bởi các bác sĩ chuyên môn càng sớm càng tốt. Nếu không được điều trị, các triệu chứng có thể gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên cơ thể. Ngoài ra, còn để lại một số biến chứng vô cùng nghiêm trọng như:

Gây viêm khớp gối: Người bệnh có tiền sử đứt dây chằng có nguy cơ viêm khớp gối cao hơn, ngay cả khi được phẫu thuật.

Rách sụn chêm: Khi đầu gối không ổn định, sụn chêm rất dễ bị tổn thương, dẫn đến đau dữ dội và gây khó khăn khi di chuyển.

Teo cơ đùi: Tình trạng đau đớn do đứt dây chằng chéo đầu gối làm người bệnh hạn chế di chuyển, làm tăng nguy cơ mắc teo cơ đùi.

Thoái hóa khớp gối: Đứt dây chằng chéo ở đầu gối có thể khiến các đầu xương ma sát và tăng nguy cơ thoái hóa khớp.

Thay đổi dáng đi: Đứt dây chằng khiến mâm chày bị xô lệch, gây tổn thương đến độ vững của khớp gối, dẫn đến dáng đi xấu, khập khiễng.

Đứt dây chằng chéo đầu gối làm thay đổi dáng đi

4. Các biện pháp xử lý đứt dây chằng gối

Khi bạn đã xác định được bản thân mình đang trong tình trạng đứt dây chằng gối, thì yêu cầu bạn phải bình tĩnh và xử lý theo một trong số các phương pháp sau:

Xem thêm:  Điều trị rách vòng xơ đĩa đệm: Cách chữa trị hiệu quả

4.1. Xử lý ban đầu

Trong vòng 24 đến 48 giờ đầu tiên, bạn cần để đầu gối được nghỉ ngơi tuyệt đối, tránh đi bộ hoặc làm bất cứ hoạt động gì gây tác động mạnh đến đầu gối. Dùng khăn hoặc túi đựng đá để chườm lên khu vực này trong 15 đến 20 phút sau mỗi hai giờ, tránh chườm trực tiếp. Sau đó, quấn toàn bộ khớp gối bằng băng đàn hồi để ép nén, ổn định cấu trúc khớp.

4.2. Sử dụng đai khớp gối

Sử dụng đai khớp gối là một trong những biện pháp hiệu quả nhất hiện nay, giúp phục hồi nhanh chóng các trường hợp đứt dây chằng chéo gối và các trường hợp như: thoái hóa khớp, rách cơ, đau gối do lệch khớp.

Sử dụng đai khớp gối bonbone Thin PF Cross Belfs

4.3. Cải thiện chức năng khớp

Cải thiện khả năng lấy cân bằng, đây là điều quan trọng khi đầu gối của bạn bị đứt dây chằng chéo. Lúc này, các chuyên gia vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn các bài tập cơ bản để giúp các bạn cải thiện khả năng giữ thăng bằng bên cạnh các mục tiêu tăng cường sức cơ.

4.4. Sử dụng thuốc

Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc giảm đau hoặc kháng viêm để giúp giảm đau và chống sưng tấy. Các loại thuốc phổ biến bao gồm như aspirin, ibuprofen hay naproxen. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhà sản xuất để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Xem thêm:  Trật chân sưng mắt cá: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

4.5. Xem xét phẫu thuật

Phẫu thuật được áp dụng cho các trường hợp chấn thương đứt dây chằng đặc biệt ở mức nghiêm trọng và kèm theo tổn thương sụn, gãy xương,… Thường thì phẫu thuật được thực hiện sau 3 tuần bị thương, phẫu thuật sẽ sử dụng mảnh ghép bằng gân khác để thay thế cho dây chằng chéo bị đứt.

Cần sớm phẫu thuật để tránh những biến chứng của đứt dây chằng đầu gối

5. Cách phòng ngừa đứt dây chằng chéo gối

Để giúp ngăn ngừa và kiểm soát được tình trạng đứt dây chằng chéo gối, bác sĩ vật lý trị liệu khuyến cáo các điều cần lưu ý sau khi chơi thể thao:

  • Khởi động trước khi tập, tăng dần cường độ và kéo căng ngay sau đó để tránh căng thẳng dẫn đến chấn thương.
  • Tránh để hai đầu gối chụm vào nhau khi nhảy, chạy hoặc xoay người nhanh.
  • Thực hành các bài tập linh hoạt cũng như các bài tập thăng bằng và nhanh nhẹn.
  •  Mang giày thể thao chất lượng tốt, vừa vặn, phù hợp với dáng bàn chân và môn thể thao đang tập luyện.

Đứt dây chằng chéo gối rất nguy hiểm do để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, vậy nên chúng ta cần phải biết cách xử lý cũng như phòng ngừa. Hiện nay Công ty Cổ phần Thiết bị y sinh (BIOMEQ) đang là công ty chuyên cung cấp các thiết bị, đai hỗ trợ bonbone các bệnh về xương khớp, đồng thời hỗ trợ điều trị hiệu quả chấn thương, đảm bảo mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Nếu có thắc mắc gì, vui lòng liên hệ qua Tel: (028) 22 600 006 – (024) 22 622 228 hoặc Email: info@biomeq.com.vn để được giải đáp kịp thời.