Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau khớp cổ tay sau khi sinh ở chị em phụ nữ. Vậy hiện tượng đau khớp cổ tay khi mang thai và sau sinh cảnh báo bệnh gì? Trong bài viết dưới đây, bonbone sẽ cùng bạn đi tìm hiểu nguyên nhân cũng như các cách để điều trị phù hợp, an toàn và hiệu quả nhất.
1. Tìm hiểu hiện tượng đau khớp cổ tay khi mang thai và sau sinh
Sau khi sinh, phụ nữ thường đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe do ảnh hưởng của quá trình mang thai và sinh con để lại. Vậy đau khớp cổ tay sau sinh là gì?
Đau khớp cổ tay sau sinh là tình trạng các mô mềm như: gân, dây chằng và dây thần kinh bị tổn thương. Chứng bệnh này gây ra những cơn đau đớn và có cảm giác khó chịu.
Theo số liệu thống kê được thì có khoảng 60% chị em phụ nữ bị đau khớp cổ tay khi mang thai và sau khi sinh. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sinh hoạt cũng như là tinh thần.
2. Triệu chứng của hiện tượng đau khớp cổ tay sau sinh
Đau khớp cổ tay sau sinh được chia thành 3 mức độ khác nhau với những triệu chứng nghiêm trọng dần. Cụ thể là:
+ Mức độ nhẹ : Chị em phụ nữ cảm thấy hơi khó khăn trong các hoạt động thường ngày. Ví dụ như: cầm nắm, vặn chai nước hay xoay cánh cửa,… Vào mỗi sáng sớm còn xảy ra tình trạng cứng cổ tay và sau một thời gian, cơn đau xuất hiện nhiều lên và dữ dội hơn nhất vào ban đêm.
+ Mức độ trung bình: Các đầu ngón tay bị đâm chích như bị kiến cắn, có thể lan ra cả bàn tay. Những cơn đau nhói hoặc đau âm ỉ xuất hiện thường xuyên hơn ở các khớp cổ tay. Tay khó hoạt động gây ra những bất tiện trong vấn đề sinh hoạt.
+ Mức độ nặng: Vùng khớp cổ tay bị sưng phù, có cảm giác nóng đỏ. Những cơn đau kéo dài hơn và khó thuyên giảm. Cổ tay gần như là không có lực để hoạt động.
3. Nguyên nhân gây đau khớp cổ tay khi mang thai và sau sinh
Các bác sĩ đã thống kê chi tiết những nguyên nhân gây đau khớp cổ tay sau sinh gồm:
3.1. Thay đổi nội tiết tố
Quá trình mang thai và sau sinh là giai đoạn thay đổi nội tiết tố mạnh mẽ nhất. Điều này vô hình trung khiến xương khớp bị suy yếu đi và dễ tổn thương gây ra đau khớp.
3.2. Sinh hoạt sai tư thế
Chị em phụ nữ phải thực hiện những hoạt động như: chăm con và bế con trong thời gian dài gây áp lực lớn đến cổ tay. Thêm vào đó, xương khớp chưa được phục hồi hoàn toàn, dễ bị tổn thương. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng đau khớp cổ tay sau khi sinh.
3.3. Thiếu dưỡng chất sau sinh
Trong khi mang thai, mẹ và bé cần có rất nhiều dưỡng chất. Do đó, tình trạng chung sau khi sinh xong là cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng, nhất là canxi, vitamin, kẽm và khoáng chất,… Nếu không được bổ sung đủ sẽ tác động đến thần kinh ngoại vi, làm xương khớp dễ bị đau nhức.
3.4. Chấn thương
Một số trường hợp không may bị chấn thương trong quá trình sinh hoạt cũng sẽ dẫn đến đau khớp cổ tay và một số bộ phận khác.
3.5. Viêm khớp và thoái hóa khớp
Bệnh lý này khá phổ biến và có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Khớp tay bị đau nhức kèm theo các phản ứng như: viêm, khô cứng khớp, khó hoạt động có thể là triệu chứng của viêm khớp và trầm trọng hơn là thoái hóa khớp.
4. Các triệu chứng đi kèm khi bị đau khớp cổ tay sau khi sinh
Bên cạnh triệu chứng chính là cơn đau nhức với cảm giác âm ỉ hoặc đau buốt như điện giật ở vùng cổ tay thì người bệnh còn có thể gặp phải một số vấn đề khác như:
+ Gặp khó khăn trong quá trình sử dụng cổ tay và nhất là với các động tác yêu cầu lực cổ tay làm cơn đau trở nên tồi tệ hơn.
+ Khớp tay kém linh hoạt, người mẹ bị đau khớp cổ tay sau khi sinh có thể còn bị cứng khớp nếu cánh tay không hoạt động trong thời gian dài.
+ Vùng cổ tay xuất hiện tình trạng sưng tấy và nóng đỏ kèm theo đó là thân nhiệt bệnh nhân tăng cao. Những dấu hiệu này thường cảnh báo là tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn.
+ Vùng cổ tay bị bầm tím, trầy xước và điều này thường là kết quả của chấn thương ngoài như va đập.
5. Đau khớp cổ tay sau khi sinh có nguy hiểm không?
Đau khớp cổ tay sau sinh ban đầu gần như không quá lo ngại nếu đây chỉ là những cơn đau nhức bình thường. Tình trạng này có thể tự thuyên giảm mà không cần đến sự can thiệp y khoa.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý của người bệnh. Tình trạng đau khớp cổ tay khi mang bầu kéo dài tận đến sau khi sinh. Chị em phụ nữ cảm thấy mệt mỏi, chán nản và khó khăn trong sinh hoạt vào chăm sóc con cái.
Ngoài ra, bác sĩ cảnh báo đau khớp cổ tay sau khi sinh có thể là dấu hiệu khớp. Nếu không được chữa trị sớm có thể sẽ chuyển thành mãn tính. Một số trường hợp đặc biệt nghiêm trọng có thể gây ra biến chứng tàn phế.
6. Biện pháp để chẩn đoán đau khớp cổ tay khi mang thai và sau sinh
Dù đau khớp cổ tay khi mang thai hay sau sinh là nguyên nhân nào thì điều cần thiết nhất vẫn là thăm khám sớm. Người bệnh cần thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ để giải quyết vấn đề này. Quy trình khám đau cổ tay diễn ra qua 4 bước sau:
+ Khám lâm sàng: Ban đầu, chị em cần cung cấp thông tin về triệu chứng đau khớp cổ tay gặp phải trong thời gian gần đây. Thêm vào đó là tiền sử y tế và cách xử lý đã thực hiện.
+ Kiểm tra vận động: Kiểm tra vùng khớp cổ tay có bị sưng và nóng không. Đồng thời, chị em phụ nữ sẽ thực hiện một số động tác cơ bản để kiểm tra chức năng vận động của khớp.
+ Chẩn đoán hình ảnh: Bác sĩ sẽ yêu cầu chụp X – quang hoặc chụp CT, MRI, sẽ vào kết quả thăm khám lâm sàng. Hình ảnh về khớp cổ tay giúp bác sĩ nhận định được mức độ tổn thương cũng như là nguyên nhân gây ra.
+ Xét nghiệm máu: Giúp xác định loại viêm khớp cổ tay đang gặp phải và loại trừ ra nguyên nhân viêm khớp dạng thấp.
7. Tổng hợp các cách để điều trị đau khớp cổ tay sau khi sinh
Điều trị đau nhức khớp cổ tay sau sinh càng sớm càng giúp sức khỏe tốt hơn. Đồng thời việc này còn ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm.
7.1. Điều trị bằng thuốc Tây y
Những cơn đau nhức của khớp cổ tay có thể được giải quyết nhanh chóng bằng thuốc Tây. Một số loại thuốc thông dụng được kê đơn:
+ Thuốc giảm đau thường được chỉ định là Paracetamol hay Panadol Extra,… Thuốc có công dụng chính là giảm đau và mang đến cảm giác dễ chịu, thoải mái.
+ Thuốc giãn cơ bao gồm như Myonal, Eperisone,… Thuốc ngoài tác dụng tốt trong việc giảm đau còn giúp cho xương khớp linh hoạt hơn.
+ Thuốc chống viêm không Steroid (NSAIDs) bao gồm: Ibuprofen, Meloxicam hoặc Naproxen,… Đây là những thuốc vừa giảm đau lại vừa có thể ngăn chặn tình trạng sưng viêm khớp.
+ Thuốc nhóm Glucocorticoid có tác dụng kháng viêm, ức chế miễn dịch và chống bị dị ứng. Phổ biến là Methylprednisolone, Prednisolone và Triamcinolone,…
Tuy nhiên, thuốc Tây ẩn chứa nhiều tác dụng phụ nguy hiểm có ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ và bé. Do đó, chị em phụ nữ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà. Bác sĩ sẽ cân nhắc đến việc có nên điều trị bằng thuốc Tây hay không.
7.2. Phương pháp phẫu thuật
Bạn chỉ phải thực hiện phẫu thuật chữa đau khớp cổ tay sau sinh nếu vùng tay không thể hoạt động và có nguy cơ bại liệt. Bởi quy trình phẫu thuật tồn tại khá nhiều rủi ro cùng sự nguy hiểm. Bác sĩ và người bệnh cần phải cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định có phẫu thuật hay không.
Phương pháp phẫu thuật trị đau khớp cổ tay phổ biến hiện nay đó là:
+ Cố định cổ tay: Phần cổ tay được cố định bằng nẹp và cần phải hạn chế cử động trong thời gian này.
+ Phẫu thuật cắt bỏ: Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ xương khớp nhỏ ở cổ tay để chấm dứt các cơn đau.
+ Thay thế cổ tay: Thay thế cổ tay bằng các miếng kim loại và plastic.
Sử dụng đai nẹp cổ tay sau khi phẫu thuật để cố định và hạn chế sự chuyển động của cổ tay.
7.3. Đông y
Theo nghiên cứu và thực tế đã chứng minh, các bài thuốc Đông y chữa đau khớp cổ tay sau sinh là rất an toàn và cho hiệu quả tốt. Bởi bài thuốc chỉ sử dụng những thảo dược từ thiên nhiên cũng như rất lành tính.
Bài thuốc uống
Các thảo dược bao gồm rễ bưởi bung (20g). Đương quy, nam tục đoạn, độc lực, kê huyết đằng, cỏ xước, rễ cây xấu hổ, rễ cây gấc, củ đinh lăng (mỗi loại 16g). Thục địa, cam thảo và ngũ gia bì (mỗi loại 12g) cùng với xuyên khung, thiên niên kiện, trần bì (mỗi loại với 10g) và nhục quế (8g). Mỗi thang thuốc chia ra uống 3 lần/ngày vào sáng, trưa và tối.
Bài thuốc đắp
Dùng xuyên khung, bạch chỉ, tế tân, nhục quế, kê huyết đằng, thiên niên kiện, thạch xương bồ, hoa hồi và trần bì ngâm cùng với rượu trắng. Sau 5 ngày thì lấy ra xoa trực tiếp vào cổ tay rồi thực hiện massage nhẹ nhàng.
7.4. Thuốc dân gian phổ biến
Điều trị bằng thuốc Tây có thể ảnh hưởng đến mẹ và em bé nếu đang trong giai đoạn cho con bú. Do đó, nhiều người rất lo ngại và mong muốn tìm được phương pháp khác an toàn hơn. Một trong những phương pháp được khá nhiều chị em phụ nữ thực hiện đó là các bài thuốc dân gian. Cách này dùng 100% nguyên liệu từ tự nhiên nên lành tính, an toàn.
Một số mẹo dân gian chữa đau khớp cổ tay sau sinh phổ biến là:
+ Lá lốt: Rửa sạch 15g lá lốt và thêm chút muối đun sôi trong 500ml nước. Sau đó đổ ra chậu, chờ nguội bớt thì ngâm cổ tay vào trong nước lá lốt, đồng thời thực hiện massage nhẹ nhàng.
+ Gừng tươi: Gừng tươi rửa sạch và xay nhuyễn rồi ngâm cùng 1 lít rượu trắng. Sau 2 tuần, bạn thực hiện xoa bóp cổ tay 2 lần/ngày với rượu gừng.
+ Ngải cứu: Rửa sạch ngải cứu, đem rang khô cùng với 1 chút muối hạt. Sau đó bọc hỗn hợp lại bằng mảnh khăn mỏng rồi chườm lên cổ tay bị đau.
Như vậy trên đây chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn hiện tượng đau khớp cổ tay khi mang thai và sau sinh cảnh báo bệnh gì? Hi vọng với những kiến thức trên đây sẽ hữu ích với những chị em phụ nữ trong cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh đó, nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc nào về bài viết thì có thể liên hệ với Công ty Cổ phần Thiết bị y sinh (BIOMEQ) qua hotline (028) 22 600 006 – (024) 22 622 228 để được chúng tôi tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Bài viết liên quan