Lý do vì sao khớp gối dễ bị chấn thương?

Khớp gối đóng vai trò quan trọng giúp nâng đỡ cơ thể trên từng bước chân trong suốt một đời người. Với kết cấu phức tạp và cấu tạo từ nhiều phần khác nhau, khớp gối rất dễ bị chấn thương, đặc biệt khi vận động mạnh. Vậy cấu tạo khớp gối – lý do giải thích tại sao khớp gối dễ chấn thương đến thế? Trong bài viết dưới đây, bonbone sẽ giải đáp cho bạn cụ thể hơn về vấn đề này. 

1. Cấu tạo của khớp gối 

Khớp gối chính là một trong các khớp lớn nhất của cơ thể con người và là bộ phận phải chịu nhiều tổn thương nhất, nhất là hệ thống dây chằng khớp gối. Khớp gối được cấu tạo bởi 3 thành phần, bao gồm:

+ Cấu trúc xương: Xương lồi cầu đùi, xương mâm chày và xương bánh chè.

+ Lớp sụn bao bọc đầu xương: Có tác dụng làm giảm ma sát trong quá trình cơ thể vận động.

+ Cấu trúc phần mềm: Trong khớp (sẽ bao gồm dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau), ngoài khớp (bao gồm gân, cơ, dây chằng bên trong và dây chằng bên ngoài). Hệ thống gân, cơ và dây chằng có tác dụng cố định các khớp xương ở vùng gối, giúp các hoạt động co duỗi, đi lại của cơ thể diễn ra thuận lợi, đơn giản và vững chắc.

Cấu tạo khớp gối gồm ba thành phần liên kết chặt chẽ với nhau

2. Tỷ lệ chấn thương đứt dây chằng  khớp gối 

Tại Việt Nam, tỷ lệ người bị chấn thương đầu gối, trong đó nhất là tại dây chằng khớp gối là khá cao, phổ biến nhất là ở nam giới. Đối tượng thường gặp chấn thương gối là những cá nhân hay tham gia các hoạt động thể thao di chuyển với cường độ cao như: bóng đá, cầu lông, tennis,… và những công nhân lao động nặng nhọc mỗi ngày. 

Xem thêm:  Bị đứt dây chằng chéo khớp gối bao lâu có thể chơi thể thao trở lại?

Vì khớp gối là một khớp khá lỏng lẻo do đó trong quá trình tập luyện rất dễ bị tổn thương, chẳng hạn như: trật khớp, đứt dây chằng chéo, tổn thương sụn hay gãy xương… và đứt dây chằng chéo trước là chấn thương chiếm tỷ lệ cao nhất. Theo thống kê, tại Mỹ mỗi năm có khoảng 200.000 trường hợp bệnh nhân nhập viện để điều trị chứng đứt dây chằng chéo trước. Trong khi đó, trong các loại chấn thương ở khớp gối, tỷ lệ đứt dây chằng chéo sau chỉ chiếm chừng 5-10%.

Mặt khác, dây chằng chéo trước bị đứt làm cho phần mâm chày bị di lệch ra phía trước xương đùi và dẫn đến khớp gối trở nên lỏng lẻo hơn, hay bị trật, mất đi sự vững chắc, khiến cho người bệnh đau đớn cũng như đi lại gặp nhiều khó khăn. Tình trạng này kéo dài khả năng dẫn đến nhiều tổn thương ngày càng nghiêm trọng hơn, như thoái hóa khớp, teo cơ hay rách sụn chêm… khiến cho việc điều trị phức tạp hơn.

3. Tại sao khớp gối lại dễ bị chấn thương 

Khớp gối là khớp rất quan trọng với cơ thể, vì hầu hết các cử động đều liên quan đến vùng đầu gối dù ít hay là nhiều. Bên cạnh đó, khớp gối có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể nên rất dễ bị đau nhức, khó chịu và thậm chí là chấn thương nghiêm trọng. Chẳng hạn như đứt dây chằng khớp gối gồm: Chéo trước, chéo sau, bên trong hay bên ngoài.

Xem thêm:  Bệnh viêm khớp dạng thấp: Các phương pháp điều trị và khả năng chữa khỏi

Đặc biệt, dây chằng chéo trước có thể dễ bị tổn thương hơn trong một số tình huống vận động sau đây:

+ Dừng lại đột ngột

+ Thay đổi hướng quá nhanh

+ Tiếp đất không tốt sau khi nhảy

+ Va chạm hay tiếp xúc trực tiếp với lực mạnh

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho rằng vận động viên nữ có tỷ lệ bị đứt dây chằng chéo trước cao hơn so với vận động viên nam trong một số môn thể thao nhất định. Nguyên nhân là do nam và nữ có sự khác biệt với nhau trong đặc điểm thể chất, sức mạnh cơ bắp và hoạt động thần kinh – cơ. Một số nguyên nhân khác gồm: sự khác nhau trong trục xương chậu – chi dưới làm cho dây chằng có xu hướng trở nên lỏng lẻo hơn. Hơn nữa, sự tác động của nội tiết tố estrogen ở nữ cũng làm ảnh hưởng ít nhiều đến tính chất của dây chằng.

Khớp gối dễ bị chấn thương do đảm nhiệm hầu hết các cử động của vùng đầu gối

4. Các cách để phòng ngừa chấn thương khớp gối

Chấn thương là một biến cố xảy ra ngoài ý muốn nên bạn khó có thể phòng ngừa hoàn toàn. Tuy vậy, bạn vẫn có thể một số thói quen tốt để hạn chế rủi ro tổn thương, chẳng hạn như: 

+ Cần quan sát cẩn thận khi di chuyển

+ Khởi động kỹ trước khi bắt đầu chơi thể thao

+ Trang bị đồ bảo hộ đúng theo quy định khi chơi thể thao

+ Cân nhắc và điều chỉnh cường độ tập luyện hợp lý 

Xem thêm:  Hiệu quả điều trị của Acid Hyaluronic trong thoái hóa khớp

+ Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, có đầy đủ dưỡng chất nhằm duy trì sức khỏe cho cơ xương khớp.

+ Dán băng cố định cơ RockTape để ngăn ngừa và phục hồi chấn thương (nếu có) cho người chơi thể thao, người lao động. 

Khởi động trước khi chơi thể thao giúp phòng ngừa chấn thương khớp gối

Như vậy, trên đây chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn cấu tạo khớp gối – lý do giải thích tại sao khớp gối dễ bị tổn thương. Hi vọng với những kiến thức được chia sẻ ở trên sẽ thực sự hữu ích với bạn. Ngoài ra, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về bài viết hoặc đang tìm mua các thiết bị hỗ trợ y tế, điều trị các bệnh về xương khớp thì có thể liên hệ với Công ty Cổ phần Thiết bị y sinh (BIOMEQ) qua hotline (028) 22 600 006 – (024) 22 622 228 để được nhân viên của chúng tôi tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.