Nguyên nhân đau thắt lưng và cách điều trị hiệu quả

Đau thắt lưng là căn bệnh rất phổ biến ở cả người già và người trẻ. Đau thắt lưng là tình trạng đau vùng lưng dưới có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Cơn đau có thể đến đột ngột hoặc đau âm ỉ kéo dài và gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như vận động, đi lại. Nếu điều trị muộn, bệnh nhân có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Trong bài viết hôm nay hãy cùng bonbone tìm hiểu về Đau thắt lưng: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả.

1. Nguyên nhân gây đau thắt lưng

Có nhiều nguyên nhân có thể gây đau thắt lưng. Trong đó có 2 nhóm nguyên nhân chính là nguyên nhân bên ngoài và nguyên nhân bệnh lý.

1.1. Nguyên nhân ngoại lực

Các nguyên nhân bên ngoài thường gây ra cơn đau thắt lưng cấp tính, diễn ra trong thời gian ngắn và nhanh chóng biến mất khi cơ bị ảnh hưởng phục hồi. Nguyên nhân bên ngoài thường do sai tư thế làm việc, sinh hoạt hoặc lao động quá sức như:

  • Nâng vật nặng sai tư thế.
  • Thực hiện các động tác lặp đi lặp lại quá thường xuyên. Ví dụ: đứng, ngồi ở một tư thế quá lâu.
  • Vận động sai tư thế.
  • Chấn thương và va chạm mạnh vào cột sống hoặc các cơ xung quanh …

đau thắt lưng dưới

Điều này làm suy yếu các cơ bảo vệ cột sống (bụng, lưng và xương chậu). Các cơ này hoạt động chống lại trọng lực và giúp cột sống duy trì vị trí thẳng đứng và phối hợp chuyển động trong các hoạt động nhịp nhàng của cơ thể. Vì vậy, khi bạn nghỉ ngơi, xoa bóp kết hợp điều chỉnh tư thế sai thì bệnh đau lưng sẽ thuyên giảm.

1.2. Nguyên nhân bệnh lý

Nếu tình trạng đau lưng kéo dài, không cải thiện dù đã thay đổi tư thế và nghỉ ngơi hợp lý thì nguy cơ cao là do nguyên nhân bệnh lý. Trên thực tế, có tới 50% người bị đau lưng bị tái phát và lần tái phát sau thường nặng hơn. Xác định chính xác nguyên nhân giúp điều trị bệnh hiệu quả hơn. Dưới đây là những nguyên nhân bệnh lý chính gây đau thắt lưng:

Thoái hóa cột sống: Ở người cao tuổi, hệ cơ xương khớp, đặc biệt là cột sống chịu tải trọng nặng như cột sống thắt lưng sẽ dần bị thoái hóa theo thời gian. Đặc biệt là ở sụn khớp và đĩa đệm, dẫn đến những cơn đau thắt lưng âm ỉ, dai dẳng. Mỗi khi bạn cúi xuống, xoay người hoặc nâng vật nặng, cơn đau càng tăng lên.

Xem thêm:  Các triệu chứng và biểu hiện của cục u trên khuỷu tay

Thoát vị đĩa đệm: Trong trường hợp thoát vị đĩa đệm ở lưng, phần màng nhầy của đĩa đệm sẽ bong ra và gây áp lực lên dây thần kinh gây đau. Nhiều chứng thoát vị có thể gây chèn ép tủy sống và gây ra các triệu chứng nghiêm trọng. Chẳng hạn như các vấn đề về tiết niệu, yếu liệt chân, bị mất cảm giác…

Đau thần kinh tọa: Tình trạng này thường do thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng. Ngoài đau, bệnh nhân còn bị tê bì và ngứa châm chích ở mông, đùi và chân.

Hẹp ống sống: Hẹp ống sống là tình trạng không gian trong ống sống bị thu hẹp và gây áp lực lên các rễ thần kinh mà tủy sống đi qua. Khi điều này xảy ra, tủy sống hoặc rễ thần kinh bị chèn ép, có thể dẫn đến đau lưng và đau thần kinh tọa.

Gãy đốt sống do loãng xương: Càng lớn tuổi, nguy cơ mắc bệnh loãng xương càng cao, đặc trưng là xương giòn và dễ gãy. Người bệnh đột ngột cảm thấy đau vùng thắt lưng, mức độ dữ dội làm hạn chế vận động. Cơn đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.

Viêm đốt sống: đặc trưng bởi tổn thương cột sống, khớp cùng chậu, các khớp tay chân, thậm chí cả các điểm bám của gân. Người bệnh thường đau dữ dội về đêm và sáng sớm. Buổi sáng có thể bị cứng cột sống và lưng, cơn đau sẽ dịu đi khi cử động.

Đau cơ xơ hóa: Bệnh được đặc trưng bởi đau cơ xương lan tỏa. Người bệnh thường đau hai bên người, trên và dưới thắt lưng. Ngoài ra, người bệnh có thể bị mất ngủ, lo lắng.

Cong vẹo cột sống: là tình trạng cột sống bị cong sang một bên một cách bất thường. Tình trạng bất thường này có thể gây đau, khiến bệnh nhân có tư thế xấu trong sinh hoạt hàng ngày, gây áp lực lên cơ, gân, dây chằng và đốt sống gây đau.

Cong veo cột sống

2. Các phương pháp trị đau thắt lưng

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh đau thắt lưng, mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng. Tùy vào nguyên nhân, mức độ đau và tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ thăm khám đưa ra phương án điều trị phù hợp. Đôi khi phải kết hợp nhiều phương pháp điều trị trong thời gian dài mới có thể giảm đau thắt lưng hiệu quả.

2.1. Chăm sóc tại nhà

Việc đau thắt lưng nhẹ có thể điều trị tại nhà, theo các bước như sau:

Bước 1: Dừng ngay các việc nặng hoặc hoạt động quá sức ngay lập tức và chườm đá vào lưng dưới của bạn. Đảm bảo chườm đá càng sớm càng tốt trong 48 – 71 giờ đầu tiên, sau đó chuyển sang chườm nóng.

Xem thêm:  Một số phương pháp hiệu quả giúp ngăn ngừa các bệnh thường gặp ở khớp gối

Bước 2: Nằm nghiêng, co đầu gối, kê gối giữa hai chân. Nếu có thể nằm ngửa thoải mái, bạn có thể đặt gối hoặc khăn cuộn dưới đùi để giảm áp lực lên lưng.

Bước 3: Chườm nóng hoặc tắm nước ấm và xoa bóp thường xuyên để thư giãn cơ lưng bị căng.

Bước 4: Thực hiện các bài tập kiểm soát cơn đau lưng theo chỉ dẫn của bác sĩ để tăng tốc độ phục hồi và ngăn ngừa các cơn đau tấn công. Các bài tập cũng giúp ngăn cơn đau tái phát hiệu quả.

bài tập giảm đau lưng

2.2. Dùng thuốc

Việc dùng thuốc chỉ mang lại hiệu quả giảm đau tạm thời, nguy cơ tái phát vẫn tồn tại. Ngoài ra, thuốc giảm đau tự dùng có thể khiến bệnh nhân gặp nhiều rủi ro về sức khỏe do tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc. Tùy theo triệu chứng của từng bệnh nhân mà bác sĩ chỉ định liều lượng phù hợp. Thuốc giãn cơ, kháng viêm hay tiêm corticoid thường được chỉ định trong điều trị đau thắt lưng.

Sử dụng thuốc chuyên dụng để làm giảm các cơn đau thắt lưng

2.3. Vật lý trị liệu

Để giảm đau, bác sĩ có thể chỉ định các thủ thuật như siêu âm trị liệu, chiếu laser, kích thích điện, v.v. Khi cơn đau thuyên giảm, kỹ thuật viên vật lý trị liệu hướng dẫn bệnh nhân tập các bài tập làm săn chắc cơ lưng và cơ bụng. Khi về nhà, bệnh nhân được khuyến khích tiếp tục thực hiện các bài tập này để cơn đau không quay trở lại.

Liệu pháp nhận thức – hành vi cũng được chỉ định trong điều trị đau lưng. Liệu pháp này giúp điều trị chứng đau lưng mãn tính bằng cách khuyến khích suy nghĩ tích cực và lạc quan hơn. Bệnh nhân được dạy các kỹ thuật thư giãn và dạy cách duy trì thái độ tích cực.

2.4. Phẫu thuật

Những trường hợp cột sống L1-L5 bị tổn thương hoặc thoát vị đĩa đệm nặng mà các phương pháp điều trị nội khoa không hiệu quả, bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật thắt lưng.

Phẫu thuật cột sống rất phức tạp. Vì vậy, người bệnh nên đến các bệnh viện chuyên khoa cột sống với bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại. Điều này sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro và rút ngắn thời gian hồi phục.

3. Đai lưng bonbone – Sự lựa chọn hàng đầu để bảo vệ xương khớp 

Mỗi chúng ta nhất là các bạn trẻ cần chú ý đến tư thế lao động, sinh hoạt hàng ngày. Nếu bạn thấy mình đang lao động sai vị trí, hãy điều chỉnh ngay sang vị trí đúng. Tốt nhất bạn nên sử dụng đai lưng hỗ trợ để bảo vệ tốt cho cột sống của bạn.

Xem thêm:  Băng bảo vệ đầu gối sự lựa chọn tốt nhất cho việc bảo vệ đầu gối của bạn

Tác dụng chính của đai lưng là cố định, ôm sát và nâng đỡ phần lưng. Đồng thời, 6 miếng đệm còn mang đến sự thoải mái từ vùng bụng đến thắt lưng. Nhờ thiết kế gồm 2 dây kéo, đai lưng bonbone có khả năng định hình mạnh mẽ. 

Đối tượng sử dụng đai chủ yếu là:

  • Người già, người bị loãng xương.
  • Làm việc ở một tư thế cố định quá lâu.
  • Bệnh nhân đau lưng, trượt đốt sống, đau dây thần kinh tọa.
  • Người thường xuyên phải khuân vác nặng hoặc sau khi khuân vác bị cong vẹo cột sống…

Đai lưng bảo vệ bonbone của Nhật Bản là dụng cụ hỗ trợ cho những người gặp vấn đề về cột sống. Đai cố định vị trí cột sống, giảm chèn ép lên rễ thần kinh. Bệnh nhân ít gặp tác dụng phụ nếu ngồi một chỗ quá lâu hoặc di chuyển trên đường không bằng phẳng. Đai lưng bảo vệ xương khớp của bonbone là sản phẩm chất lượng được nghiên cứu và thiết kế hỗ trợ tốt nhất cho cột sống và giúp giảm đau hiệu quả.

Nguyên nhân đau thắt lưng và cách điều trị hiệu quả

Đai lưng bonbone Pro Hard Slim hỗ trợ điều trị đau thắt lưng hiệu quả tại nhà

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về bệnh đau thắt lưng: nguyên nhân và cách điều trị. Việc đeo đai lưng hỗ trợ bảo vệ xương khớp sẽ giúp giảm đau thắt lưng hiệu quả. Nếu bạn cần thêm thông tin về các thiết bị đai lưng bảo vệ xương khớp chất lượng từ Nhật Bản của Công ty Cổ phần Thiết bị y sinh (BIOMEQ), hãy nhanh tay liên hệ số Tel: (028) 22 600 006 – (024) 22 622 228 để được chúng tôi tư vấn nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.

1.200.000

Đai hỗ trợ vùng thắt lưng PITA CORU WIDE là một trong những sản phẩm hỗ trợ đắc lực cho cột sống, có thể kết hợp hiệu quả với phương pháp bảo tồn không phẫu thuật.

1.100.000

Trợ lực hoàn hảo cho vùng thắt lưng, giúp giảm sức ép cho vùng bụng.

1.100.000

Đai cố định lưng bonbone PRO HARD SLIM để nâng đỡ cột sống, ưu tiên điều trị bằng phương pháp bảo tồn không phẫu thuật.

1.350.000

Thiết kế gọn gàng với bộ dây đeo qua vai và ôm ngang sống lưng, hỗ trợ bảo vệ cột sống tối đa và rất hiệu quả trong việc chống gù cho mọi người.