Chẩn đoán và điều trị hội chứng ống cổ tay mới nhất 2023

Hội chứng ống cổ tay là một hội chứng thường gặp trong lâm sàng. Nếu để về lâu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng quan trọng. Vậy chẩn đoán và điều trị hội chứng ống cổ tay như thế nào? Hãy cùng bonbone theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về hội chứng này. 

1. Hội chứng ống cổ tay là gì?

Hội chứng ống cổ tay là hội chứng thường hay gặp trong lâm sàng. Hội chứng này xảy ra do áp lực lên dây thần kinh giữa chạy dọc cánh tay và qua ống cổ tay đến bàn tay.

Hoạt động và cảm giác của các ngón tay (trừ ngón út) là nhờ vào dây thần kinh giữa điều khiển. Bàn tay sẽ tê, yếu và bị đau nếu dây thần kinh giữa bị chèn ép. Thường vào ban đêm, cổ tay bị gập lại thì các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay sẽ bắt đầu, bởi do dây thần kinh giữa bị áp lực chèn ép lên. Bạn có thể thấy cả triệu chứng này ngay cả ban ngày nếu tình trạng bệnh ngày trở nên nặng hơn. 

Ở Việt Nam, hội chứng ống cổ tay có ảnh hưởng đến khoảng 2,7% dân số. Trong đó, phụ nữ có tỷ lệ mắc hội chứng ống cổ tay gấp 3 lần so với đàn ông. Đặc biệt, những người làm việc văn phòng rất hay mắc phải hội chứng này. 

Chẩn đoán và điều trị hội chứng ống cổ tay mới nhất 2023-1
                  Hội chứng ống cổ tay xảy ra khi dây thần kinh giữa bị áp lực chèn ép lên.

2. Nguyên nhân gây ra hội chứng ống cổ tay và các yếu tố nguy cơ 

Hội chứng ống cổ tay là hậu quả của sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó với nhiều nguyên nhân gây ra như:

+ Di truyền: Đường hầm của ống cổ tay có kích thước nhỏ hơn ở một số chủng tộc, có sự khác biệt về mặt giải phẫu làm thu hẹp không gian và khiến cho dây thần kinh giữa dễ bị chèn ép hơn.

+ Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp ba lần so với nam giới, do nhìn chung thì phụ nữ có đường hầm ống cổ tay nhỏ hơn.

Xem thêm:  Bong gân khớp cổ chân: Những điều cần biết và cách chữa trị hiệu quả

+ Động tác tay lặp đi lặp lại: Sự lặp đi lặp lại cùng một chuyển động của bàn tay với cổ tay trong một thời gian dài có thể làm tổn thương các gân ở cổ tay, gây sưng viêm và làm áp lực lên dây thần kinh.

+ Vị trí tay và cổ tay: Các hoạt động cần phải uốn cong, gập duỗi quá mức bàn tay và cổ tay trong thời gian dài có thể làm tăng áp lực lên dây thần kinh. 

+ Mang thai: Thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ có thể làm sưng viêm các thành phần trong ống cổ tay.

+ Các bệnh lý đi kèm: Béo phì, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp hay suy thận và rối loạn chức năng tuyến giáp là những bệnh lý đều có liên quan đến hội chứng ống cổ tay.

+ Chấn thương cổ tay: Do viêm khớp, viêm dây chằng, viêm điểm bám gân và viêm dây thần kinh hay cả các chấn thương ở cổ tay, chẳng hạn như trật khớp và gãy xương. Những điều này làm thay đổi không gian trong ống cổ tay và gây áp lực đến dây thần kinh giữa.

3. Chẩn đoán hội chứng ống cổ tay

Chẩn đoán hội chứng ống cổ tay chủ yếu sẽ dựa vào lâm sàng, với 2 triệu chứng là: cơ năng và thực thể. Nhưng để chẩn đoán chính xác và biết được tình trạng bệnh đang ở giai đoạn nào. Khả năng phục hồi sau thời gian điều trị và tiên lượng trước tổn thương xảy ra khi chưa có biểu hiện lâm sàng thì phương pháp điện thần kinh và siêu âm đầu dò phẳng tần số cao sẽ cho kết quả khá tốt. Chẩn đoán xác định hội chứng ống cổ tay khi có các biểu hiện sau: 

Dấu hiệu lâm sàng

+ Tê bì hoặc dị cảm đau ở bàn tay, các ngón ngón thuộc chi phối của dây giữa (ngón 1, 2, 3 và 1/2 của ngón thứ 4) và gan bàn tay tương ứng với các ngón đó. Đau tăng về đêm hoặc khi gấp duỗi cổ tay ở nhiều lần.

+ Teo cơ ô mô cái.

Chẩn đoán và điều trị hội chứng ống cổ tay mới nhất 2023-2
                Triệu chứng ống cổ tay dễ nhận biết nhất là cảm giác đau nhức, tê bì ở bàn tay.

Dấu hiệu thực thể

Xem thêm:  Các loại chấn thương thể thao thường gặp và phương pháp điều trị

+ Gõ trên ống cổ tay với tư thế duỗi tối đa sẽ gây cảm giác đau hay tê giật lên các ngón tay.

+ Khi gấp cổ tay tối đa (đến 90º) trong thời gian ít nhất là 1 phút có cảm giác tê tới các đầu ngón tay.

Tiêu chuẩn cận lâm sàng

+ Thời gian tiềm tàng của dây thần kinh giữa cảm giác > 3,2 ms và vận động > 4,2 ms.

+ Tốc độ đo dẫn truyền cảm giác và vận động dây giữa < 50m/s ở cổ tay.

+ Siêu âm đầu dò phẳng với tần số 12Hz: CSA – I (Thiết diện cắt ngang đầu vào) lớn hơn 9,5mm2, CSA – O (Thiết diện cắt ngang đầu ra) lớn hơn 9,2mm2.

4. Điều trị hội chứng ống cổ tay

Hiện nay có khá nhiều cách để điều trị hội chứng ống cổ tay sẽ tùy vào từng mức độ và tình trạng của bệnh. Trong đó là các phương pháp dưới đây: 

4.1. Sử dụng giằng, nẹp giữ cố định cổ tay 

Sử dụng giằng, nẹp giúp giữ cho cổ tay ở tư thế thẳng hoặc trung tính nhằm làm giảm áp lực lên dây thần kinh trong ống cổ tay. Cách là\m này sẽ giúp bạn không bị gập cổ tay trong khi ngủ hoặc làm việc mà vừa cải thiện được triệu chứng tê và đau tay do bệnh gây ra. Tuy nhiên, cách làm này khá bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. 

đai nẹp cổ tay bonbone STANDARD WRIST SUPPORTER

Đeo đai nẹp cổ tay STANDARD WRIST SUPPORTER của bonbone giúp bạn cải thiện hội chứng ống cổ tay hiệu quả.

4.2. Uống thuốc giảm đau, thuốc chống viêm 

Một số loại thuốc được chỉ định để giúp giảm đau ống cổ tay và viêm dây thần kinh trong một thời gian ngắn như: naproxen hoặc ibuprofen. Tuy nhiên, loại thuốc này không đặc trị hết bệnh và khi sử dụng thuốc bạn cần phải sử dụng đúng liều lượng và tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bởi khi tự ý mua hay sử dụng thuốc quá liều có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. 

4.3. Phẫu thuật 

Phẫu thuật là phương pháp điều trị được áp dụng trong những trường hợp bệnh nặng, sau khi đã sử dụng thuốc hoặc các phương pháp khác một thời gian dài mà vẫn không mang lại hiệu quả. Hoặc khi bệnh nhân rất đau hoặc đã có dấu hiệu bị teo cơ. Ở biện pháp này bác sĩ sẽ thực hiện cắt bỏ dây chằng ngang của ống cổ tay nhằm làm tăng kích thước không gian cho dây thần kinh, giảm sự chèn ép lên dây thần kinh giữa. Bên cạnh đó, là nội soi đường hầm cổ tay. Ở phương pháp này dùng máy đi vào bàn tay và cổ tay để mở giải phóng ống cổ tay. 

Xem thêm:  Đau vai trái sau khi ngủ dậy: Nguyên nhân và cách khắc phục

4.4. Vật lý trị liệu 

Các bài tập vật lý trị liệu, siêu âm trị liệu, châm cứu… có thể hỗ trợ để làm giảm đau. Đồng thời làm tăng cường sức mạnh của các cơ trong lòng bàn tay. Từ đó, hỗ trợ khôi phục khả năng vận động cho người bệnh. Tùy vào tình trạng ống cổ tay và sức khỏe của mỗi người mà liệu trình vật lý trị liệu sẽ khác nhau. Do đó, để phục hồi chức năng đạt hiệu quả tốt và tránh gây ra các tổn thương khác thì người bệnh nên tập đúng liệu trình vật lý trị liệu đã được bác sĩ chỉ dẫn.

Chẩn đoán và điều trị hội chứng ống cổ tay mới nhất 2023 -3
                        Châm cứu là biện pháp vật lí trị liệu giảm hội chứng ống cổ tay.

4.5. Trị liệu thần kinh cột sống

Trị liệu Thần kinh Cột sống được chứng minh là phương pháp trị liệu hiệu quả và an toàn đối với những cơn đau về cơ xương khớp mà không cần phải sử dụng tới thuốc hay phẫu thuật. Nhất là trong các trường hợp hội chứng ống cổ tay do bị viêm khớp, viêm dây chằng, viêm đơn, đa dây thần kinh hay chấn thương cổ tay…

4.6. Thay đổi hoạt động 

Bạn nên sửa các hoạt động sử dụng tay mỗi ngày có sự lặp đi lặp lại để giúp ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, cách làm này rất khó vì những người chủ yếu hoạt động tay mỗi ngày như làm việc với máy tính, lái xe… thường mắc bệnh nhiều hơn. Và việc thay đổi những hoạt động thường xuyên này sẽ ảnh hưởng đến công việc của bạn.

Như vậy trên đây chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn cách chẩn đoán và điều trị hội chứng ống cổ tay. Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc nào về bài viết hoặc muốn được tư vấn rõ hơn về các thiết bị, đai hỗ trợ các bệnh về xương khớp, cột sống thì có thể liên hệ với bonbone qua hotline (028) 22 600 006 – (024) 22 622 228 để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất.