Một số phương pháp hiệu quả giúp ngăn ngừa các bệnh thường gặp ở khớp gối

Khớp gối được biết đến đến là một trong những vị trí khớp quan trọng nhất trên cơ thể con người với công dụng chính là chống đỡ toàn bộ trọng tải của cơ thể khi vận động. Do đó, khớp gối rất dễ bị tổn thương bởi các tác nhân bên ngoài. Trong bài viết ngày hôm nay, các chuyên viên tư vấn của bonbone sẽ chia sẻ với các bạn những thông tin cụ thể, chính xác liên quan trực tiếp đến các vấn đề thường gặp ở khớp gối cũng như tìm hiểu về cách khắc phục các bệnh lý này. 

1. Cấu tạo của phần khớp gối

Khớp gối được hình thành bởi 4 bộ phận chính là xương, dây chằng, sụn và gân.

  • Xương khớp gối gồm có xương đùi, xương bánh chè và xương chày.
  • Hệ thống dây chằng liên kết với nhau có tác dụng cố định vị trí của xương và góp phần giúp cho khớp được vững chắc hơn.
  • Sụn gồm có sụn khớp ở vị trí đầu dưới xương đùi và sụn chêm nằm ở giữa khớp xương đùi và xương chày. 
  • Gân hỗ trợ giúp cơ và xương liên kết chặt chẽ với nhau. 

Hiểu rõ cấu tạo của khớp gối để phòng tránh các bệnh thường gặp ở khớp gối

2. Triệu chứng thường gặp khi mắc các bệnh liên quan đến khớp gối

Tùy theo tình trạng thể chất và mức độ tổn thương khớp gối thì mỗi bệnh nhân sẽ có một triệu chứng khác nhau. Nhìn chung, một số biểu hiện lâm sàng của chấn thương khớp gối có thể nhắc đến là:

  • Khớp gối bị sưng to, sưng đỏ hoặc bầm tím.
  • Rất khó để vận động, di chuyển.
  • Không thể duỗi thẳng chân hoàn toàn hoặc không thể gập chân lại một cách linh hoạt. 
  • Thường xuyên bị cứng khớp vào sáng sớm khi vừa mới ngủ dậy.
  • Dùng tay chạm vào khớp gối thì sẽ có cảm giác ấm nóng hơn bình thường.
  • Khớp gối phát ra âm thanh lục cục hoặc lạo xạo khi d chuyển.
  • Khớp gối bị biến dạng.
Xem thêm:  Bệnh gout có di truyền không? Các biện pháp phòng ngừa mà bạn nên biết

Đặc biệt, nếu phần khớp gối bị sưng quá to, biến dạng nghiêm trọng kết hợp cùng các biểu hiện như sốt cao, nôn mửa liên tục, hoa mắt, chóng mặt,… thì bệnh nhân cần phải đến thăm khám ngay tại các cơ sở y tế gần nhà để kịp thời chẩn đoán, chữa trị. 

3. Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng đau khớp gối

Hiện tượng đau khớp gối có thể xuất hiện bởi rất nhiều lý do khác nhau: do chấn thương, do các tác động vật lý thông thường, do các bệnh lý viêm khớp gối.

3.1. Chấn thương

Thông thường, các loại chấn thương sau đây sẽ rất dễ dẫn tới tình trạng đau khớp gối: 

  • Chấn thương dây chằng chéo trước hoặc chấn thương dây chằng chéo phía sau do các va chạm mạnh như tai nạn giao thông, tai nạn thể thao,…
  • Rách sụn chêm khớp gối thường gặp trong tai nạn giao thông, chấn thương do va đập mạnh.
  • Viêm bao hoạt dịch khớp gối do di chứng của chấn thương
  • Viêm gân bánh chè do tư thế hoạt động (đi đứng, chạy nhảy, tập thể thao,…) không đúng khoa học. 

Viêm gân bánh chè xuất phát từ việc đi lại không đúng tư thế

3.2. Do các tác động vật lý thông thường

Các tác động vật lý thông thường có thể kể đến như: té ngã, va đập với các loại vật cứng, vật sắc nhọn cũng có khả năng khiến cho khớp gối bị tổn thương. 

  • Gãy xương: do cơ thể bị suy dinh dưỡng, thiếu canxi và vitamin D, loãng xương.
  • Vỡ xương, vỡ sụn do xương bị lão hóa.
  • Hội chứng dải chậu chày thường gặp ở các đối tượng trẻ tuổi thường xuyên chơi thể thao quá nhiều làm cho xương khớp bị ảnh hưởng.
  • Trật khớp xương bánh chè
Xem thêm:  Tìm hiểu các chấn thương khớp gối thường gặp: Cách điều trị hiệu quả

3.3. Các bệnh lý viêm khớp gối

Theo các chuyên gia nghiên cứu, một số bệnh lý viêm khớp cũng có khả năng dẫn tới hiện tượng đau nhức khớp gối:

Các bệnh lí thường gặp ở khớp gối

4. Một số phương pháp hiệu quả giúp ngăn ngừa các bệnh thường gặp ở khớp gối

Để ngăn ngừa các vấn đề thường gặp ở khớp gối, mọi người nên tham khảo một số phương pháp sau đây. 

4.1. Nắm vững kỹ năng của các môn thể thao

Đối với từng bộ môn thể thao riêng biệt, từ đơn giản, nhẹ nhàng như chạy bộ, đi bộ, đạp xe cho đến các môn thể thao có tính chất đặc thù như bơi lội, leo núi, đá banh thì đều có những kỹ năng chuyên môn khác nhau. Do đó, các bạn cần phải tìm hiểu kỹ thông tin, tập luyện thường xuyên cũng như tham khảo ý kiến của các vận động viên chuyên nghiệp để tránh mắc phải các chấn thương không cần thiết.

4.2. Thiết lập menu ăn uống khoa học

Thiết lập menu ăn uống khoa học là bí quyết ngăn ngừa các bệnh lý về khớp gối mà không phải ai cũng biết. Mọi người nên ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm giàu chất xơ, canxi, sắt, kẽm và vitamin D để hỗ trợ xương thêm cứng cáp, chắc chắn và khỏe mạnh cũng như ngăn ngừa các căn bệnh lý: gout, loãng xương, suy dinh dưỡng.

4.3. Sử dụng đai cố định gối

Sử dụng đai cố định gối trước khi tập thể thao hoặc sau khi bị chấn thương không chỉ giúp bệnh nhân cố định được vị trí của xương, sụn và dây chằng mà còn có thể bảo vệ khớp gối không bị va đập, nâng cao hiệu suất hoạt động của bạn. Một số loại đai cố định gối nổi bật trên thị trường hiện nay:

Xem thêm:  Điều trị đau thần kinh tọa ở bệnh viện nào uy tín?

Sử dụng đai cố định gối bonbone

Vậy người tiêu dùng có thể mua đai cố định khớp gối ở đâu? Hãy ghé ngay đến bonbone, một trong những thương hiệu số 1 trên thị trường thuộc Daiya Industry đã có hơn 50 năm kinh nghiệm trong nghề, chuyên cung cấp băng khớp giúp bạn cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng đời sống hiệu quả và được BIOMEQ phân phối độc quyền tại Việt Nam.

  • Giá thành hữu nghị, hợp lý kết hợp cùng rất nhiều mặt hàng khác nhau.
  • Hỗ trợ các chương trình khuyến mãi, săn sale giảm giá cực lớn. 
  • Cam kết sản xuất 100% tại Nhật Bản, có đầy đủ hóa đơn, giấy tờ chứng minh nguồn gốc của sản phẩm.
  • Quá trình tư vấn hoàn toàn miễn phí được diễn ra công khai, minh bạch và đảm bảo không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khác. 

Trên đây mình và các bạn đã cùng nhau tìm hiểu về các vấn đề thường gặp ở khớp gối. Đừng quên liên hệ ngay với Công ty Cổ phần Thiết bị y sinh (BIOMEQ) – đơn vị  chuyên cung cấp, phân phối đai xương khớp bonbone hàng đầu tại Nhật Bản để được tư vấn miễn phí một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Tel: (028) 22 600 006

Email: info@biomeq.com.vn