Một số bài tập giúp cải thiện tình trạng đau cổ tay an toàn, hiệu quả

Khi phải làm việc trong thời gian dài cùng bàn phím máy tính hay các thiết bị, công việc khác đòi hỏi sự vận động thường xuyên, liên tục của cổ tay; chắc hẳn, mỗi chúng ta đều cảm thấy khó chịu, đau, nhức, tê bì ở vị trí này. Để cải thiện và hỗ trợ cổ tay trở về trạng thái bình thường, nhiều người thường ứng dụng các bài tập giúp giảm đau cổ tay hiệu quả. Để tìm hiểu cụ thể về các bài tập này, mời các bạn cùng đồng hành với bonbone trong bài viết dưới đây.

1. Những đối tượng nào dễ bị đau cổ tay?

Do đặc điểm, tính chất công việc; tình trạng sức khỏe;… các nhóm đối tượng dưới đây có xu hướng gặp tình trạng đau cổ tay nhiều hơn so với người bình thường.

1.1. Người cao tuổi

Khi tuổi ngày một lớn, xương khớp, dây chằng, bao gân,… quanh cổ tay của người cao tuổi cũng dần bị thoái hóa, trở nên yếu và dễ bị tổn thương hơn. Do đó, tỷ lệ người cao tuổi gặp tình trạng đau cổ tay và mắc các bệnh viêm khớp cổ tay cao gấp nhiều lần so với người trẻ (nhóm người > 75 tuổi có tới 80 % – 90 % người mắc các bệnh liên quan đến tình trạng đau cổ tay).

1.2. Nhân viên văn phòng

Phải tiếp xúc với bàn phím máy tính và các thiết bị điện tử trong thời gian dài, cổ tay thường xuyên phải cử động để đáp ứng yêu cầu của công việc;… Đây cũng chính là nguyên nhân chính khiến các nhân viên văn phòng thường rất dễ bị đau và gặp phải các tình trạng viêm khớp ở cổ tay.

Xem thêm:  Đau cổ tay do dùng chuột máy tính: Cách điều trị tại nhà và nơi làm việc
   Nhân viên văn phòng là đối tượng có nguy cơ cao bị đau cổ tay
                               Nhân viên văn phòng là đối tượng có nguy cơ cao bị đau cổ tay.

1.3. Phụ nữ mang thai

Khi mang thai hoặc sau khi sinh em bé, nội tiết tố của người phụ nữ bị giảm sút. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm sức khỏe xương khớp, có thể gây đau cổ tay và viêm khớp cổ tay.

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau cổ tay

Đau cổ tay có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân: thói quen sinh hoạt, tính chất công việc hay một số bệnh lý ở cổ tay. Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể thường gặp:

2.1. Đau cổ tay do bong gân, chấn thương

Khi chúng ta tập thể dục thể thao, di chuyển hay làm việc; những sự cố, tai nạn,… là điều không thể tránh khỏi. Hậu quả của những sự việc này có thể là chấn thương, bong gân, trật khớp,… và gây đau ở cổ tay.

2.2. Đau cổ tay do một số bệnh lý liên quan đến xương khớp

Các bệnh lý liên quan đến xương khớp như: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vì nhiễm khuẩn, u nang bao hoạt dịch, viêm gân,… chưa được điều trị dứt điểm và đúng cách rất có thể là nguyên nhân dẫn đến đau cổ tay.

2.3. Đau cổ tay do hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay hay còn được gọi là hội chứng đường hầm cổ tay, xuất hiện khi dây thần kinh giữa ống cổ tay bị chèn ép, đè nén trong thời gian dài. Hội chứng này có thể gây nên tình trạng tê bì, đau nhức, nhói,… ở cổ tay.

Xem thêm:  Cổ tay bị đau: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
  Đau cổ tay xuất phát từ nguyên nhân hội chứng ống cổ tay
                             Đau cổ tay xuất phát từ nguyên nhân hội chứng ống cổ tay.

3. Một số bài tập giúp cải thiện tình trạng đau cổ tay an toàn, hiệu quả

Để cải thiện tình trạng đau cổ tay và hỗ trợ sức khỏe xương khớp ở vị trí này, các bạn có thể tham khảo và thực hiện một số bài tập dưới đây:

3.1. Bài tập số 1

Để thực hiện bài tập này, các bạn hãy đứng hoặc ngồi thẳng người. Các bước tiến hành như sau:

Bước 1: Hai cánh tay chắp vào nhau: bàn tay, khuỷu tay áp sát nhau; đặt trước ngực.

Bước 2: Hạ khuỷu tay xuống hông; sau đó bàn tay giữ yên, mở rộng khuỷu tay và cánh tay ra. Giữ nguyên tư thế khoảng 30 giây.

Bước 3: Đưa tay về vị trí, tư thế ban đầu. Lặp lại khoảng 8 – 10 lần.

3.2. Bài tập số 2

Để thực hiện bài tập này, các bạn hãy ngồi thẳng người trên ghế. Các bước tiến hành như sau:

Bước 1: Đặt hai bàn tay xuôi dọc hai bên hông.

Bước 2: Hất bàn tay lên trên để kéo căng vị trí cổ tay, giữ nguyên tư thế trên trong khoảng thời gian 10 giây.

Bước 3: Đưa tay về vị trí, tư thế ban đầu. Lặp lại khoảng 8 – 10 lần / 1 bên.

Thực hiện giúp bạn cải thiện tình trạng đau cổ tay an toàn, hiệu quả
             Thực hiện giúp bạn cải thiện tình trạng đau cổ tay an toàn, hiệu quả.

3.3. Bài tập số 3

Để thực hiện bài tập này, các bạn hãy đứng thẳng người. Các bước tiến hành như sau:

Xem thêm:  Điều trị thoái hóa cột sống có khó không? Phòng ngừa như nào để hiệu quả nhất

Bước 1: Gập người để hai tay chạm được tới mặt sàn, bàn tay đặt trên ngón chân, ngửa lòng bàn tay.

Bước 2: Nếu cảm thấy khó khăn, bạn có thể uốn cong nhẹ phần đầu gối để bàn tay và ngón chân gần nhau hơn.

Bước 3: Giữ nguyên tư thế trong khoảng thời gian 30 giây.

3.4. Bài tập số 4

Trước khi thực hiện bài tập này, bạn cần chuẩn bị một dải băng (mềm, thoáng khí, dài). Các bước tiến hành như sau:

Bước 1: 1 đầu dải băng quấn băng xung quanh bàn tay, đầu còn lại quấn xung quanh bàn chân, lòng bàn tay ngửa, khuỷu tay ở bên sườn.

Bước 2: Siết cơ tay và cẳng tay, dùng lực của cổ tay cuộn tròn dải băng.

Bước 3: Đưa tay và cuộn băng về vị trí, tư thế ban đầu. Lặp lại khoảng 10 – 15 lần / 1 bên.

3.5. Bài tập số 5

Hãy chuẩn bị một quả bóng tennis / bóng cao su trước khi tập bài tập này. Các bước tiến hành như sau:

Bước 1: Nắm quả bóng trong lòng bàn tay sao cho lòng bàn tay hướng lên phía trên.

Bước 2: Dùng lực bóp quả bóng, giữ khoảng 5 – 10 giây rồi thả ra. 

Bước 3: Lặp lại khoảng 10 – 15 lần.

 Bài tập tay với bóng cao su giúp bạn làm giảm đau cổ tay hiệu quả
                              Bài tập tay với bóng cao su giúp bạn làm giảm đau cổ tay hiệu quả.

Trên đây là một số bài tập giúp giảm đau cổ tay hiệu quả, an toàn và những thông tin liên quan đến vấn đề này mà bạn có thể tham khảo. Mong rằng qua bài viết, bạn đã nắm được cách thực hiện các bài tập và kiên trì luyện tập để điều trị, cải thiện đau cổ tay. Và nếu bạn đang tìm kiếm một cửa hàng cung cấp các sản phẩm đai điều trị chấn thương xương khớp và hỗ trợ tập luyện để cải thiện đau cổ tay nói riêng hay các bệnh liên quan đến hệ xương nói chung, liên hệ với Bonbone – Chuyên gia xương khớp số 1 Nhật Bản theo hotline (028) 22 600 006 – (024) 22 622 228 hoặc địa chỉ Email: info@biomeq.com.vn, Website: https://bonbone.com.vn để được đội ngũ nhân viên tư vấn, hỗ trợ cụ thể, miễn phí.