Thoái hóa khớp gối – căn bệnh “ám ảnh” với người cao tuổi

Thoái hóa khớp gối là một trong những dạng viêm khớp rất phổ biến ở người cao tuổi. Bệnh tiến triển qua nhiều giai đoạn, bệnh này gây ảnh hưởng rất lớn sinh hoạt của người bệnh và là căn bệnh gây tàn phế cao nhất hiện nay. Bài viết của bonbone dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về bệnh thoái hóa khớp gối: Nỗi ám ảnh của người cao tuổi để có phương pháp điều trị sớm và kịp thời.

1. Thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp gối: Nỗi ám ảnh của người cao tuổi? Thoái hóa khớp gối hay còn gọi là thoái hóa sụn khớp gối, là hậu quả của cơ học và sinh học bị mất cân bằng giữa tổng hợp và sự hủy hoại của sụn và xương dưới sụn đầu gối. Từ đó xuất hiện các biểu hiện của thoái hóa khớp gối như thay đổi hình thái, sinh hóa, mất sụn khớp, xơ hóa xương dưới sụn, tạo ra gai xương. Bệnh thoái hóa khớp gối thường xuất hiện ở nữ giới lên tới 80%.

Thoái hóa khớp gối là căn bệnh ám ảnh đối với người cao tuổi

2. Nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa khớp gối ở người cao tuổi

Thoái hóa khớp gối: Nỗi ám ảnh của người cao tuổi, nguyên nhân là gì? Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp gối được chia thành 2 loại: thoái hóa khớp gối nguyên phát và thoái hóa khớp gối thứ phát.

2.1. Thoái hóa khớp gối nguyên phát

Thoái hóa khớp gối nguyên phát là nguyên nhân chính gây ra bệnh. Do một số yếu tố sau:

+ Do tuổi tác: thoái hóa khớp gối nguyên phát thường xuất hiện muộn ở người cao tuổi (khoảng 60 tuổi trở lên, gần 80% người trên 75 tuổi). Bệnh này tiến triển chậm có thể ở một hoặc nhiều khớp xương. Khi tuổi càng cao các sụn khớp gối càng bị bào mòn, khả năng chịu đàn hồi và chịu lực càng kém.

+ Do yếu tố nội tiết và sự chuyển hóa (mãn kinh, đái tháo đường): Khi nội tiết cơ thể thay đổi làm giảm đi lượng nội tiết tố (nữ) trong cơ thể có thể làm gia tăng nguy cơ bị thoái hóa.

+ Do yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình quan hệ cận huyết như bố mẹ đẻ, anh chị em ruột bị thoái hóa khớp gối thì họ cũng có nguy cơ cao sẽ bị mắc bệnh.

2.2. Thoái hóa khớp gối thứ phát

Thoái hóa khớp gối thứ phát là nguyên nhân gây bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân gây ra gồm:

+ Giới tính: Thoái hóa khớp gối hay gặp ở nữ giới, đặc biệt là phụ nữ từ 55 tuổi trở lên. Nguyên nhân phụ nữ dễ mắc thoái hóa là do dây chằng trước của khớp gối yếu hơn, và phụ nữ có thói quen đi giày cao gót nên gây áp lực lớn và trực tiếp lên sụn khiến bệnh thoái hóa tiến triển nhanh.

+ Chủng tộc: Ở Hoa Kỳ, nghiên cứu cho thấy rằng ở nữ giới là người Mỹ gốc Phi có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn chủng tộc khác (nhưng không đúng với nam giới).

+ Do chấn thương: chấn thương ở khớp gối ảnh hưởng đến dây chằng, gân, làm gãy xương bánh chè,… đều khiến sụn bị tổn thương nghiêm trọng. Người bị chấn thương nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến lệch trục khớp, gây thoái hóa khớp từ từ.

+ Cân nặng: Việc thừa cân sẽ tạo áp lực rất lớn lên hai khớp gối, sụn khớp sẽ hao mòn theo thời gian, làm xương khớp bị đè nén, biến dạng. Đối với những người béo phì, chỉ cần họ giảm được 5kg sẽ giảm bớt nguy cơ bị viêm khớp và thoái hóa khớp.

Xem thêm:  Vai trò quan trọng của X quang trong chẩn đoán bệnh lý khớp gối

+ Chế độ dinh dưỡng: Việc ăn uống thiếu chất khiến túi hoạt dịch tiết ra ít chất nhờn, thiếu vitamin D cũng góp phần làm tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp gối, sử dụng rượu bia quá nhiều khiến sụn khớp bị hủy hoại.

+ Do bẩm sinh: Một số trường hợp bị thoái hóa khớp gối thứ phát bẩm sinh ví dụ như khớp gối quay ra ngoài, khớp gối quay vào trong,…

+ Lạm dụng thuốc corticoid: Corticoid được sử dụng trong việc điều trị chống dị ứng, kháng viêm nhưng nếu quá lạm dụng thuốc có thể gây ra thoái hóa khớp.

+ Lao động quá sức: Lao động nặng hoặc chơi thể thao ở cường độ cao gây áp lực trực tiếp lên đầu gối cũng dẫn đến thoái hóa khớp nhanh.

Thừa cân là nguyên nhân khiến bệnh thoái hóa khớp gối trở nên nặng hơn

3. Cách chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối: Nỗi ám ảnh của người cao tuổi, cách chẩn đoán bệnh? Hiện nay có nhiều cách giúp bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp gối một cách nhanh chóng và chính xác:

3.1. Chẩn đoán dựa trên triệu chứng bệnh

Bệnh thoái hóa khớp gối có thể được chẩn đoán dựa trên những triệu chứng sau:

  • Đau khớp gối: Ở giai đoạn đầu của bệnh sẽ chỉ đau âm ỉ, không đau liên tục. Ở giai đoạn sau sẽ đau mạnh hơn và đau liên tục, dai dẳng.
  • Các cơn đau sẽ trở nên đau đớn nghiêm trọng hơn khi thời tiết thay đổi đột ngột, đặc biệt trong điều kiện thời tiết lạnh giá.
  • Triệu chứng bị cứng khớp gối vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy người bệnh sẽ bị cứng khớp gối mà không thể cử động được các khớp bị đau, trong khoảng thời gian ngắn (dưới 30 phút).
  • Cảm giác có tiếng lục khục khi cử động khớp.
  • Có hiện tượng tràn dịch khớp gối.
  • Đầu gối bị biến dạng do có gai xương, do thoái vị màng hoạt dịch hoặc lệch trục khớp.

3.2. Chẩn đoán thông qua phương pháp thăm dò hình ảnh

Bệnh thoái hóa khớp gối cũng có thể được chẩn đoán bằng phương pháp thăm dò hình ảnh với các phương pháp ngoại khoa như:

+ Chụp X-quang: có thể thấy được mức độ tổn thương xương và sụn cũng như sự xuất hiện của các gai xương (nếu có).

Giai đoạn 1: Nghi ngờ đã có gai xương hoặc gai xương nhỏ đang bắt đầu xuất hiện.

Giai đoạn 2: Giai đoạn này gai xương đã mọc rõ rệt

Giai đoạn 3: Xuất hiện hiện tượng hẹp khe khớp vừa

Giai đoạn 4: Tình trạng hẹp khe khớp nhiều kèm theo xơ xương dưới sụn khớp.

+ Siêu âm khớp gối: Bằng cách này có thể phát hiện tổn thương tràn dịch khớp, hẹp khe khớp, gai xương, đo được độ dày của sụn khớp.

+ Chụp cộng hưởng từ MRI: Quan sát hình ảnh khớp trong không gian 3 chiều, phát hiện rõ tổn thương sụn khớp, dây chằng, màng hoạt dịch.

+ Nội soi khớp gối: Quan sát trực tiếp và đánh giá chính xác mức độ tổn thương của thoái hóa khớp.

4. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh thoái hóa khớp gối ở người lớn tuổi

Thoái hóa khớp gối: Nỗi ám ảnh của người cao tuổi, các biến chứng? Thoái hóa khớp gối mang lại những cơn đau dai dẳng gây khó chịu, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh thoái hóa khớp gối có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

  • Gối bị biến dạng, gối có hiện tượng sưng to, chi dưới bị cong, vẹo vào trong hoặc ra ngoài.
  • Teo cơ: Người bệnh khi đi lại có cảm giác chân yếu hơn, bị run chân, dần dần chân không thể đứng vững; cơ có hiện tượng bị teo, bệnh nhân rơi vào tình trạng bị liệt chân,…
  • Chứng vôi hóa sụn khớp.
  • Không thể đi lại bình thường, phải sử dụng nạng để đi đứng, thậm chí có thể bị bại liệt, tàn phế, phải dùng đến xe đẩy hoặc ngồi xe lăn để hỗ trợ đi lại.
Xem thêm:  Dấu hiệu bệnh gút ở tay: Đừng bỏ lỡ các tín hiệu cảnh báo này

Ngoài sự ảnh hưởng trực tiếp đến chân và vấn đề đi lại, bệnh nhân cũng có thể gặp các vấn đề về lo âu và trầm cảm, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống:

  • Bị rối loạn giấc ngủ
  • Gây giảm năng suất làm việc
  • Khiến người bệnh dễ tăng cân, ít tập thể dục thể thao dẫn đến bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, gout.

Đầu gối bị biến dạng là một trong những di chứng của thoái hóa khớp gối

5. Các phương pháp nhằm điều trị bệnh thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối: Nỗi ám ảnh của người cao tuổi, phương pháp điều trị? Hiện nay có nhiều phương pháp có thể giúp điều trị bệnh thoái hóa khớp gối. Quá trình điều trị bệnh hiệu quả là sự kết hợp của những liệu pháp sau:

  • Điều trị nội khoa: Phương pháp sử dụng vật lý trị liệu (siêu âm, hồng ngoại, chườm nóng, suối khoáng…), điều trị bằng thuốc,…
  • Điều trị ngoại khoa: Trường hợp thoái hóa nghiêm trọng sẽ được phẫu thuật thay bằng khớp nhân tạo.
  • Giảm cân: Giảm cân đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ được giảm tải trọng và bớt áp lực cho khớp gối. Phương pháp giảm cân góp phần giúp cải thiện đáng kể tình trạng đau đầu gối do viêm xương khớp.
  • Tập thể dục đều đặn: Thường xuyên tập các bài tập thoái hóa khớp gối có thể hỗ trợ tăng độ linh hoạt cho các cơ ở xung quanh đầu gối.
  • Sử dụng thuốc giảm đau và thuốc chống viêm: Các loại thuốc không kê đơn chỉ được dùng tối đa là 10 ngày, nếu dùng lâu quá sẽ gây ra tác dụng phụ.

6. Phòng tránh bệnh thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối: Nỗi ám ảnh của người cao tuổi, cách phòng tránh? Nếu chúng ta không biết chăm sóc khớp đúng cách, thì chính chúng ta có thể vô tình khiến tiến trình thoái hóa khớp gối tiến triển nhanh. Chúng ta cần biết cách để phòng ngừa bệnh từ sớm với các biện pháp đơn giản:

  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn và đúng cách, phù hợp với thể lực của bản thân, tập luyện các môn thể thao như: đi bộ, đạp xe đạp,… tránh tập những động tác quá mạnh.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, giàu canxi và khoáng chất, tránh ăn nhiều chất béo, hạn chế dùng rượu bia và các chất kích thích.
  • Kiểm soát được cân nặng, tránh để cơ thể thừa cân, béo phì.
  • Những người làm công việc văn phòng sau 1 – 2 giờ ngồi làm việc thì cần nghỉ giải lao, cần thay đổi tư thế sau mỗi 20 phút để giúp các khớp được thư giãn mà không bị mỏi.
  • Thường xuyên massage giúp cơ bắp thư giãn, lưu thông máu.
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ để có thể sớm phát hiện bệnh và điều trị sớm.

7. Người lớn tuổi bị thoái hoá khớp gối nên ăn thực phẩm và kiêng gì?

Thoái hóa khớp gối: Nỗi ám ảnh của người cao tuổi, nên ăn hay kiêng gì? Dưới đây là những thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung và những thực phẩm người bệnh nên kiêng để giảm đau khi bị thoái hóa:

Xem thêm:  Đau lưng trên buồn nôn: Biểu hiện và cách đối phó

7.1. Người lớn tuổi bị thoái hóa khớp gối nên ăn những thực phẩm gì?

Những thực phẩm mà người lớn tuổi bị thoái hóa khớp gối nên bổ sung cho cơ thể bao gồm:

  • Các loại cá biển: người bệnh nên ăn ít nhất 3 bữa cá 1 tuần, trong cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích có chứa nhiều acid béo omega-3 – là chất kháng viêm hiệu quả.
  • Nước hầm từ xương bò: Nước hầm từ xương bò là thực phẩm cung cấp rất nhiều Chondroitin và Glucosamine, bổ sung lượng Canxi dồi dào, là những hợp chất tự nhiên cấu thành sụn.
  • Thực vật: Bổ sung các loại ngũ cốc, đậu nành, rau xanh giúp tăng cường miễn dịch và chống oxy hóa.
  • Trái cây: Các loại trái cây như chanh, cam chứa nhiều men kháng viêm và vitamin C giúp kháng viêm hiệu quả.

7.2. Người lớn tuổi bị thoái hóa khớp gối nên kiêng gì?

Những thực phẩm mà người lớn tuổi bị thoái hóa khớp gối nên kiêng để làm chậm quá trình phát triển của bệnh:

  • Thịt đỏ (thịt bò, thịt dê,…): Vì thịt đỏ (thịt bò, thịt dê,…) khi vào cơ thể tiêu hóa sẽ sản xuất ra những axit, axit này cần một lượng lớn canxi để trung hòa. Nếu cơ thể không có đủ canxi, cơ thể sẽ rút canxi từ hệ xương. Như vậy, quá trình thoái hóa khớp gối tiến triển với tốc độ nhanh chóng.
  • Thực phẩm chế biến sẵn: Thực phẩm chế biến sẵn là các loại thực phẩm làm gia tăng tình trạng viêm khớp, đặc biệt là khiến cơ thể dễ bị thừa cân.
  • Thực phẩm chứa nhiều đường và carbohydrate: Các loại thực phẩm này sẽ làm cản trở việc hấp thu canxi, gây tình trạng viêm, khiến hệ xương khớp yếu đi.
  • Ăn mặn: Ăn mặn sẽ không tốt cho xương, khiến xương giòn và dễ gãy, đồng thời ăn mặn làm tăng tình trạng viêm.
  • Rượu, bia, cà phê: Rượu, bia, cà phê không tốt cho những người bị viêm khớp, thoái hóa khớp gối.

Cần thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh để ngăn ngừa thooasi hóa khớp gối ở người lớn tuổi

Qua bài viết thoái hóa khớp gối: Nỗi ám ảnh của người cao tuổi của bonbone chúng tôi. Bạn có thể thấy rằng thoái hóa khớp gối ở người lớn tuổi là một căn bệnh tưởng chừng bệnh nhẹ, nhưng khi để họ chuyển biến nặng thì đem lại hậu quả khó lường. Chính vì thế, khi phát hiện có dấu hiệu bất thường ở đầu gối, người bệnh cần chủ động đi khám ngay để phát hiện sớm và điều trị sớm trước khi xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Hoặc nếu đã mắc bệnh hoặc mới phát hiện ngoài việc bạn tập luyện, ăn uống điều độ, bạn cũng có thể sử dụng thêm các thiết bị hỗ trợ giảm thoái hoá khớp gối. Nếu bạn có nhu cầu mua các thiết bị hỗ trợ cho việc giảm thoái hoá khớp đầu gối như các đai cố định đầu gối, đai cố định khớp dưới gối,… hay các sản phẩm hỗ trợ điều trị chấn thương hãy đến với Công ty Cổ phần Thiết bị Y sinh (BIOMEQ) liên hệ qua Tel: (028) 22 600 006 hoặc liên hệ qua Email: info@biomeq.com.vn hoặc qua Website: https://bonbone.com.vn để được tư vấn nhanh chóng và kịp thời.