Những lưu ý khi đi bộ, tập yoga cho người bị thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp gối là căn bệnh không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng người bệnh này không nên coi thường. Hiện nay nhiều người cho rằng liều thuốc tốt nhất cho những ai bị thoái hóa khớp là luyện tập thể dục thể thao đều đặn hợp lý các bộ môn nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga. Vậy người thoái hóa khớp gối có nên đi bộ, tập yoga không, cùng bonbone chúng tôi tìm hiểu qua những nội dung sau đây.

1. Thoái hóa khớp gối là gì?

Người thoái hóa khớp gối có nên đi bộ, tập yoga, thoái hoá khớp gối là gì? Thoái hóa khớp gối là hiện tượng biến đổi ở bề mặt trục khớp và bề mặt khớp hình thành các gai xương khi khớp bị thương tổn nhiều dịch khớp sẽ ngày càng kém, độ ma sát giữa các khớp sẽ tăng lên, mặt sụn khớp gối càng bị bào mòn dẫn đến hẹp khe khớp ảnh hưởng đến khả năng vận động của khớp gối gây đau và vận động khó khăn. Triệu chứng thoái hóa khớp có hai giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu: Đau khớp gối thuộc dạng cơ học: Sẽ không đau khi ngồi nhưng sẽ bị đau nhức khi ngồi một thời gian dài và khi đứng dậy sẽ bị đau.
  • Giai đoạn nặng: Khi người bệnh ngồi xổm hoặc ngồi xếp bằng. Khi đứng dậy thì khó khăn không đứng nổi cần phải có một vật gì đó chống tay vào. Mặc khác, đi bình thường cũng rất đau.

Các triệu chứng của thoái hóa khớp gối sẽ càng trở nặng đi theo thời gian. Nếu không điều trị thì chỉ cần hoạt động bình thường hằng ngày cũng sẽ gây đau nhức.

Thoái hóa khớp gối sẽ trở nặng theo thời gian nếu không điều trị kịp thời

2. Nguyên nhân thoái hóa khớp gối?

Người thoái hóa khớp gối có nên đi bộ, tập yoga, nguyên nhân thoái hóa khớp gối là gì? Nguyên nhân thoái hóa khớp gối chủ yếu là do lão hóa bởi tuổi tác nhất là những người có tiền sử lao động chân tay nặng nhọc và một số nguyên nhân liên quan đến chế độ làm việc, ăn uống. Cụ thể là những nguyên nhân dưới đây:

2.1. Nhóm thoái hóa khớp gối do nguyên nhân nguyên phát

Nếu không có một nguyên nhân nào rõ ràng, thì đây gọi là nguyên phát. Lý do nguyên phát thường là khi chúng ta lớn tuổi hoặc khi đi nhiều thì khi đó mặt sụn khớp này thì nó sẽ gây ra thoái hóa khớp gối

2.2. Nhóm thoái hóa khớp gối do nguyên nhân thứ phát

Còn nếu trường hợp có những người bị hư khớp gối sớm do một số bệnh lý nào đó ví dụ như viêm khớp dạng thấp, gout, chấn thương, chấn thương gãy xương và sau thời gian nếu không điều trị tốt những bệnh lý đó sẽ dẫn tới làm hư mặt sụn khớp thì gọi là nguyên nhân thứ phát. 

3. Các biến chứng của thoái hóa khớp gối

Người thoái hóa khớp gối có nên đi bộ, tập yoga, các biến chứng? Thoái hóa khớp nếu không được chẩn đoán và điều trị, chữa trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số biến chứng thường gặp:

Xem thêm:  Vai trò quan trọng của X quang trong chẩn đoán bệnh lý khớp gối

3.1. Đi lại khó khăn, khả năng vận động suy giảm

Những người bị thoái hóa khớp gối lâu dài các cơn đau sẽ tăng lên khiến khó khăn khi đi lại. Nếu ít đi lại dần dần sẽ làm khả năng vận động suy giảm nặng nhất là dẫn đến tàn phế, bại liệt.

Thoái hóa khớp gối khiến việc đi lại gặp khó khăn

3.2. Tăng cân

Các cơn đau do thoái hóa khớp sẽ khiến bạn lười vận động, giảm ham muốn tập thể dục. Điều đó sẽ khiến cân nặng tăng lên nhanh chóng. Mà cân nặng sẽ dẫn đến thêm các bệnh lý khác như: tiểu đường và tăng huyết áp.

3.3. Cứng khớp, teo cơ

Vận động khó khăn vì mất đi sụn và giảm đi chất nhờn ( chất nhờ này có tác dụng bôi trơn đầu khớp). Khiến vận động sẽ bị cứng nhắc không có sự mượt mà.

3.4. Khớp mất sự ổn định

Khi bị thoái hóa khớp khi vận động các đầu xương va vào nhau và không có sự trơn nhất định. Khiến các dây chằng và gân dễ đứt làm giảm sự linh hoạt của khớp gối.

3.5. Mất xương, hoại tử

Bản chất của bệnh thoái hóa khớp là sự suy giảm dần về sụn. Nên những người bị thoái hóa khớp nặng thì sẽ dẫn đến việc bị mất xương và các tế bào xương sẽ bị chết đi vĩnh viễn.

3.6. Dễ khiến khối u nang hình thành sau gối

Theo nghiên cứu lâm sàng những người mắc thoái hóa khớp có khả năng hình thành thành các khối u sau đầu gối bị thoái hóa. U đó sẽ gây áp lực lên mạch máu dẫn đến lưu lượng máu giảm khi đến chân.

Ngoài ra thoái hóa khớp gối còn khiến người bệnh lo âu, trầm cảm và sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của người bệnh. Vì thế người bệnh cần có một suy nghĩ và tinh thần tích cực để việc điều trị có thể nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp gối là hình thành các khối u nang sau gối

4. Đối tượng nào có nguy cơ bị thoái hóa khớp gối?

Người thoái hóa khớp gối có nên đi bộ, tập yoga, đối tượng dễ mắc bệnh? Thoái hoá khớp gối là một trong những bệnh lý mà hầu như ai cũng đều mắc phải. Chính vì thế mà có nhiều đối tượng có thể mắc bệnh thoái hóa khớp gối như:

  • Đầu tiên và phổ biến nhất hiện nay là phụ nữ từ 45 trở lên.
  •  Phổ biến thứ hai là những người thường xuyên hoạt động thể thao trong đó có trẻ em.
  • Phổ biến thứ ba là những người mới chơi thể thao ở độ tuổi cao. 
  • Những người đã có các bệnh nền.
  • Những người trong độ tuổi (60-80) tuổi.

Nếu những đối tượng trên mắc thoái hóa khớp cần đi ngay vào quá trình điều trị cả về hình thức dùng thuốc và hình thức không dùng thuốc để khiến tình trạng tiến triển chậm hơn và để tránh được các biến chứng nặng khi ngày càng về già

Xem thêm:  Mật ong có tác dụng gì đối với bệnh gút?

5. Đi bộ, tập yoga có giúp người thoái hóa khớp gối tiến triển tốt lên không?

Người thoái hóa khớp gối có nên đi bộ, tập yoga để có thể cải thiện bệnh thoái hoá khớp gối lên không? Câu trả lời là có vì thoái hóa khớp gối là bệnh không thể chữa dứt điểm bằng thuốc nên cần phải kết hợp với chế độ tập thể dục hiệu quả để bệnh chậm phát nặng. Sau đây là một số bài tập về yoga và đi bộ phù hợp cho người bị thoái hóa khớp:

5.1. Đi bộ đúng cách

Đi bộ là lựa chọn tuyệt vời cho người bị thoái hóa khớp gối. Bởi đây là hoạt động ít tác động và không gây căng thẳng quá mức cho các khớp. Hơn nữa, đi bộ có thể làm tăng phạm vi chuyển động và giúp đầu gối không bị cứng quá mức. Một số lợi ích của việc đi bộ thường xuyên cho người thoái hóa khớp gối đó là:

  • Bôi trơn các khớp gối.
  • Bảo vệ đầu gối.
  • Tăng lưu lượng và tăng khả năng lưu thông máu đến các cơ các mô.
  • Gia tăng sức mạnh các cơ để hỗ trợ đầu gối.Giảm đi trọng lượng, giảm đi nguy cơ căng thẳng đầu gối.

5.2. Các bài tập yoga nhẹ nhàng, tập trung vào đầu gối

Luyện tập yoga sẽ giúp áp lực vào đầu gối giảm đi. Đồng thời, khả năng vận động và linh hoạt của thân dưới sẽ được cải thiện rõ rệt. Ngoài cải thiện vấn đề sức khỏe còn cải thiện về sức khỏe tinh thần đối với những bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối có tình trạng lo âu, stress. 

Sau đây là một vài bài tập giúp cải thiện bệnh lý thoái hóa khớp gối:

  • Tư thế chiến binh II: tư thế này sẽ giúp kéo dài chân, cải thiện sự linh hoạt trong khi co duỗi, tăng sức mạnh cho mắt cá chân. Hỗ trợ các vấn đề đến thoái hóa khớp hoặc  đau thần kinh tọa.
  • Tư thế trái núi: Tư thế này sẽ thiện được dáng đi cho người áp dụng, hỗ trợ giảm cân, tăng khả năng tập trung.
  • Tư thế ngồi xếp chân cánh bướm: Kiểm soát duy trì tuần hoàn máu trong cơ thể, kích thích tim và giúp đùi trong và đầu gối được kéo dãn. Ngoài ra tư thế này giúp người tập cảm thấy nhẹ nhàng thoải mái giúp giảm đi chứng trầm cảm nhẹ và lo lắng.
  • Tư thế nhân viên: giúp các cơ bắp được kéo dãn, dáng đi đứng ngồi được cải thiện. Tình trạng đau thần kinh tọa giảm đi rõ rệt.

Hiện nay các bệnh nhân luôn được khuyến khích kết hợp giữa thuốc và tập thể dục thể thao để bệnh thoái hóa khớp mau chóng được đẩy lùi. 

Xem thêm:  Cổ tay bị đau: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

6. Những lưu ý khi đi bộ, tập yoga cho người bị thoái hóa khớp

Người thoái hóa khớp gối có nên đi bộ, tập yoga, lưu ý khi đi bộ, tập yoga? Trong thời gian gần đây, các bài tập trị liệu yoga hay đi bộ chữa đau khớp gối có thể đến những cơ sở uy tín để trị liệu hoặc đều có thể thực hiện được tại nhà. Tuy nhiên nếu muốn có hiệu quả tốt thì nên biết những lưu ý sau:

+ Chọn bài đi bộ, yoga nhẹ nhàng phù hợp với độ tuổi, nghề nghiệp, với khả năng của cơ thể

+ Tập thể thao đúng cách: trước khi tập thể thao cần khởi động kỹ, lựa chọn trang phục thể thao phù hợp từ quần áo giày dép đến các đồ phòng hộ. Ngoài ra sau khi tập thể thao thì cần khoảng thời gian nghỉ ngơi.

+ Chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng môn thể thao mình tập: nên bổ sung canxi, magie, kẽm và và đặc biệt là omega 3, vitamin D để bổ sung dinh dưỡng cho khớp và ngăn ngừa quá trình thoái hóa khớp gối.

+ Cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa trước khi tập các bài tập và luyện tập

Đối với những bạn trẻ, thì sụn khớp để có thể chơi nhiều môn thể thao. Còn với người lớn tuổi, khi vận động nhiều có triệu chứng đau chứng tỏ khớp hoặc vùng gân nào đó đã bị thoái hóa. Nếu khi vận động mà có triệu chứng đau tăng và thường đau nhiều hơn về cuối ngày thì bệnh nhân nên giới hạn vận động khớp. Nhìn chung, để hạn chế nguy cơ thoái hóa xương khớp, mỗi người gần có chế độ vận động, tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý. Khi tập luyện, người bệnh cần lựa chọn môn thể thao và nhịp độ vận động phù hợp với tuổi tác, tình trạng sức khỏe của mình.

Thường xuyên tập yoga sẽ hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối

Qua bài viết người thoái hóa khớp gối có nên đi bộ, tập yoga Công ty Cổ phần Thiết bị y sinh (BIOMEQ) chúng tôi cung cấp. Bạn có thể thấy rằng thì cách chữa đau khớp gối hiệu quả nhất chính là chúng ta cần phải tập luyện để nhằm giúp các nhóm cơ ở vùng khớp gối khỏe hơn để nó giữ vững được khớp gối. Mặc khác bạn có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ để nhằm giúp giảm bệnh thoái hoá khớp. Nếu bạn có nhu cầu mua các thiết bị hỗ trợ cho việc giảm thoái hoá khớp đầu gối như các đai cố định đầu gối, đai cố định khớp dưới gối,… hay các sản phẩm hỗ trợ điều trị chấn thương hãy đến với Công ty Cổ phần Thiết bị y sinh (BIOMEQ) liên hệ qua Tel: (028) 22 600 006 hoặc liên hệ qua Email: info@biomeq.com.vn hoặc qua Website: https://bonbone.com.vn để được tư vấn nhanh chóng và kịp thời.