Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là một dạng viêm khớp phổ biến, không chỉ xuất hiện ở những người lớn tuổi, mà còn ngay cả những người trẻ đang dồi dào sức sống. Và nguyên nhân chính của tình trạng này là do lối sống kém khoa học cùng nhịp sống bận rộn, không cho phép họ chăm sóc bản thân mình quá nhiều. Vậy trong bài viết dưới đây, hãy cùng bonbone đi sâu vào bệnh thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị hiệu quả.

1. Một số nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa khớp gối

Được biết, sụn khớp gối có chức năng tự chữa lành, nhưng do ở tuổi tác cao, nên hầu hết người lớn tuổi đều mắc phải thoái hoá khớp. Nhưng vẫn có một số yếu tố khiến bệnh xuất hiện ở độ tuổi sớm hơn.

1.1. Do cân nặng

Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị như thế nào? Một trong những nguyên nhân khiến bạn bị mắc phải bệnh thoái hóa khớp gối chính là cân nặng. Theo nghiên cứu đã cho thấy rằng, tải trọng lớn khi bị thừa cân hay béo phì sẽ làm tăng áp lực lên khớp gối. Cụ thể hơn, tăng khoảng 0,45kg cân nặng sẽ làm tăng từ 1,35 – 1,8kg trọng lượng lên đầu gối.

   Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp gối-1

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây thoái hóa khớp gối là do áp lực cân nặng.

1.2. Do di truyền

Bên cạnh đó, đột biến di truyền do gen cũng là yếu tố có khả năng khiến người còn trẻ mắc phải viêm xương khớp ở đầu gối. Không chỉ vậy, việc di truyền còn có thể khiến cho hình dạng xương khớp gối bị bất thường, và đây cũng là nguyên nhân để tăng nguy cơ sụn khớp bị thoái hóa sớm.

1.3. Do giới tính

Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị như thế nào? Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ từ 55 tuổi trở lên sẽ có nguy cơ mắc thoái hoá khớp gối cao hơn đàn ông.

1.4. Do từng bị chấn thương vùng gối nhiều lần

Được biết, thoái hóa khớp gối là một trong những hậu quả của việc thường xuyên thực hiện nhiều động tác có áp lực mạnh lên đầu gối. Đặc biệt là ở những người hay tập gym hoặc vận động viên thể thao, bởi thường phải thực hiện các động tác như quỳ, ngồi xổm, nâng vật nặng, hoặc chơi các bộ môn đòi hỏi sự vận động nhiều. Nghiêm trọng hơn, chấn thương trong lúc tập luyện cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp gối.

Xem thêm:  Giãn dây chằng đầu gối nên làm gì? Triệu chứng và điều trị đúng cách

Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp gối-2

Khi bị chấn thương khớp gối nhiều lần tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp gối.

1.5. Do mắc một số bệnh về cơ xương khớp 

Bên cạnh đó, nhiều người bị thoái hoá khớp gối còn là do bị viêm khớp dạng thấp, dư thừa hormone tăng trưởng hay thừa sắt. Các loại bệnh này cũng được xếp vào loại cơ xương khớp và có khả năng gây ra tình trạng thoái hóa khớp gối sớm.

2. Triệu chứng và các dấu hiệu để nhận được thoái hóa khớp gối

Tương tự như các loại bệnh khác, các triệu chứng của thoái hóa khớp gối cũng xuất hiện theo từng giai đoạn khác nhau. Cụ thể là 4 giai đoạn và các dấu hiệu nhận biết cũng càng rõ dần như sau.

2.1. Các triệu chứng trong giai đoạn 1

Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị như thế nào? Trong giai đoạn 1, bởi sự mài mòn của các thành phần trong khớp gối xảy ra không đáng kể, nên các triệu chứng cũng chưa thể thấy rõ. Vì thế, mắc thoái hóa khớp gối giai đoạn 1 thì người bệnh sẽ không có cảm giác đau hay khó chịu.

2.2. Giai đoạn 2 xuất hiện các triệu chứng gì?

Tương tự như giai đoạn 1, giai đoạn 2 của bệnh thoái hóa khớp gối chưa có sự ảnh hưởng quá lớn đến người bệnh. Bởi khi chụp X-quang, bạn sẽ dễ dàng thấy không gian giữa các xương đầu gối chưa bị thu hẹp cũng như chưa cọ xát với nhau. Ngoài ra, các khớp vẫn có thể hoạt động bình thường bởi có đủ chất lỏng để duy trì hoạt động. Mặc dù đây được coi là giai đoạn nhẹ của bệnh, nhưng bạn vẫn có thể cảm thấy đau sau 1 ngày vận động nhiều, hoặc bị cứng khớp khi không cử động trong nhiều giờ đồng hồ.

2.3. Thoái hoá khớp gối giai đoạn 3 và các triệu chứng

Nếu như giai đoạn 2 của thoái hóa khớp gối được coi là nhẹ, thì giai đoạn 3 sẽ thuộc vào phân loại “thoái hóa khớp mức độ trung bình”. Lúc này, phần sụn giữa các xương khớp gối sẽ bắt đầu xuất hiện một số tình trạng như: có dấu hiệu bị tổn thương hoặc không gian giữa các xương bị thu hẹp. Đi song song với đó là người bệnh cũng dễ bị đau gối thường xuyên khi vận động, cụ thể là: đi bộ, chạy, cúi, quỳ,… Ngoài ra, cũng dễ bị cứng khớp, sưng khớp khi ngồi trong khoảng thời gian dài hoặc cử động liên tục.

Xem thêm:  Vai trò quan trọng của X quang trong chẩn đoán bệnh lý khớp gối

Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp gối-3

Người bị thoái hóa khớp gối gia đoạn 3 sẽ bị đau gối thường xuyên khi vận động.

2.4. Triệu chứng trong giai đoạn cuối của bệnh thoái hóa khớp gối

Đến giai đoạn thứ 4 – giai đoạn cuối và cũng là giai đoạn có mức độ nghiêm trọng. Lúc này, người bệnh sẽ thường xuyên gặp phải những cơn đau đầy khó chịu mỗi khi cử động khớp gối. Bởi trong thời kỳ này, bệnh đã có sự tiến triển đáng kể, không gian giữa các xương khớp đang dần bị thu hẹp và đã vượt quá mức cho phép. Không những vậy, sụn hầu như đã không còn nguyên vẹn, vì thế mà gây ra nhiều cản trở bởi khớp thường bị cứng và bất động. Bên cạnh đó, lượng chất lỏng hoạt dịch có chức năng giảm ma sát cho chuyển động của khớp cũng dần trở nên ít đi, và mất dần chức năng trên.

3. Phương pháp để chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị như thế nào để giúp người bệnh đẩy lùi các tình trạng nghiêm trọng? Trước hết, bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát, đồng thời là xem xét bệnh sử và đặt ra một số câu hỏi về những triệu chứng xuất hiện gần đây. Lúc này, người bệnh cần ghi nhớ thật chính xác các cơn đau để bác sĩ xác định được nguyên nhân là do thoái hóa khớp hay một căn bệnh nào đó khác. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ dò xét về tiền sử căn bệnh có xuất hiện trong di truyền của gia đình hay không.

Sau khi đã thực hiện toàn bộ quy trình dò khám tổng quát, các  chẩn đoán cận lâm sàng sẽ cho ra kết luận chính xác nhất về tình trạng bệnh thoái hoá khớp gối  của người bệnh. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang hoặc quét hình ảnh cộng hưởng từ để xem mức độ tổn thương của sụn.

4. Một số cách điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả

Với mục đích là giảm đau cũng như phục hồi lại khả năng vận động, người bệnh cần biết cách kết hợp các phương pháp điều trị dưới đây để có thể đẩy lùi bệnh thoái hóa khớp gối hiệu quả.

4.1. Giảm cân để điều trị bệnh thoái hóa khớp gối 

Bệnh thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị sao cho hiệu quả? Được biết, giảm cân cũng đồng nghĩa với việc làm giảm tải trọng lên khớp gối. Từ đó, làm hạn chế đáng kể tình trạng đau gối do viêm xương khớp.

Xem thêm:  Một số phương pháp hiệu quả giúp ngăn ngừa các bệnh thường gặp ở khớp gối

Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp gối-4

Giảm cân giúp làm giảm tải hoái hóa khớp gối 

4.2. Thường xuyên tập thể dục để cải thiện tình trạng bệnh

Một trong những phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp gối hiệu quả chính là tập thể dục đều đặn. Người bệnh có thể tham khảo và thường xuyên tập các bài thoái hóa khớp để có thể giúp cơ hoạt động được linh hoạt hơn. Đồng thời, đây cũng là điều kiện để hỗ trợ tăng cường sự ổn định cho xương khớp, đặc biệt là giảm tối đa các cơn đau cho người bệnh.

4.3. Tiêm corticosteroid hoặc axit hyaluronic theo liệu trình của bác sĩ

Để giảm các cơn đau khi mắc phải thoái hóa khớp gối, người bệnh có thể tiêm Steroid – Loại thuốc có tác dụng chống viêm mạnh và đồng thời là giảm đau. Bên cạnh đó, axit hyaluronic cũng được nhiều người lựa chọn bởi có tác dụng bôi trơn cho các khớp.

4.4. Sử dụng đai cố định khớp gối

Trong quy trình điều trị bệnh thoái hoá khớp gối, nhiều người đã lựa chọn sử dụng đai cố định. Vậy công dụng mà loại đai này mang lại là gì? Được biết, đai cố định không chỉ có tác dụng giảm áp lực lên đầu gối, mà còn làm giảm tải trọng phần khớp của cơ bánh chè đầu gối. Đồng thời, nó còn giúp trợ lực hiệu quả cho chân khi chơi các môn thể thao như: bóng rổ, bóng chuyền, nhảy cao, nhảy xa, chạy bộ,…

Công ty Cổ phần Thiết bị y sinh (BIOMEQ) là nhà phân phối đai cố định khớp gối hàng đầu Nhật Bản mà bạn nên lựa chọn. Với hơn 50 năm liên tục phát triển và duy trì, bonbone đã thành công khi các sản phẩm đều được công nhận là chất lượng cao. Không những có thiết kế thông minh, thoáng khí mà đai cố định khớp gối còn có nhiều kích cỡ để người tiêu dùng lựa chọn. Qua đó, nhà phân phối đảm bảo sẽ mang lại tối đa công dụng cho người bệnh.

Khi bị thoái hóa khớp gối bận nên đeo đai cố định đầu gối Thin PF để giúp cố định giảm đau khớp gối.

Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị. Để đẩy lùi căn bệnh cùng những cơn đau kéo dài, chọn ngay đai cố định khớp gối bonbone, và liên hệ qua hotline 028 22 600 006 để được tư vấn miễn phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *