Phương pháp điều trị mất vững khớp đầu gối do chấn thương

Mất vững khớp đầu gối do chấn thương là một tình trạng nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nặng nề đến phần chi bị bệnh. Vì vậy, chẩn đoán chấn thương khớp gối sớm và kịp thời giúp người bệnh tránh được nguy cơ suy giảm chức năng cơ thể. Trong bài viết này, bonbone sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về bệnh mất vững khớp gối do chấn thương. 

1. Mất vững khớp đầu gối là gì?

Mất vững khớp đầu gối là tình trạng các dây chằng ở đầu gối bị tổn thương hoặc rách khiến đầu gối bị lệch khi vận động. Mất vững khớp đầu gối đa hướng xảy ra khi đầu gối mất ổn định nghiêm trọng, gây tổn thương nhiều cho dây chằng hoặc lỏng khớp sinh lý (hội chứng Ehlers-Danlos).

Mất vững khớp gối là tình trạng các dây chằng khớp gối bị tổn thương

2. Nguyên nhân gây mất vững khớp gối

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra mất vững khớp gối do chấn thương, dưới đây là 2 nguyên nhân chính gây ra tình trạng này:

2.1. Nguyên nhân trực tiếp

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến mất vững khớp gối là: va chạm trực tiếp vào khớp gối gây tổn thương (ví dụ như: tai nạn giao thông,…); tai nạn sinh hoạt hàng ngày hoặc chấn thương thể thao (ví dụ: đá bóng, đá cầu, bóng chuyền, các môn thể thao phải chạy đường dài liên tục….).

2.2. Nguyên nhân gián tiếp

Những chấn thương khớp đầu gối thường xảy ra do thay đổi tư thế đột ngột như: đột ngột xoay người, dừng đột ngột khi đang chạy, nhảy từ trên cao,… Đây là một nguyên nhân phổ biến của chấn thương dây chằng. 

3. Triệu chứng bệnh mất vững khớp gối do chấn thương

Triệu chứng của bệnh mất vững khớp đầu gối cho chấn thương khá rõ ràng nhưng thường thì người bệnh sẽ phát hiện ra khi bệnh đã ở giai đoạn nặng. Đặc biệt, ở khớp gối, bệnh nhân sẽ cảm thấy:

Xem thêm:  Sưng mắt cá chân gây tác động gì đến sức khỏe?

3.1. Cơn đau nhức

Cơn đau do mất vững khớp gối do chấn thương thường diễn ra âm ỉ. Tình trạng đau thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc sau khi ngủ thiếp đi vào giữa ngày. Tuy nhiên, khi bệnh nặng hơn, cơn đau có thể ập đến bất cứ lúc nào làm gián đoạn giấc ngủ.

3.2. Cứng khớp gối

Cứng khớp gối là triệu chứng thường gặp ở những bệnh nhân bị mất vững khớp gối do chấn thương. Tình trạng này rõ rệt hơn sau khi nghỉ ngơi kéo dài hoặc sau khi thức dậy vào buổi sáng. Do bị cứng nên người bệnh cần xoa bóp đầu gối một lúc mới có thể cử động bình thường.

Cứng khớp gối là triệu chứng phổ biến của bệnh mất vững khớp gối

3.3. Vận động khớp gối khó khăn

Do lớp bảo vệ của sụn khớp bị bào mòn nên bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức khi vận động. Người bệnh vận động khó khăn, ngay cả với những động tác đơn giản như: đứng lên, ngồi xuống, duỗi thẳng chân, gập gối,…

4. Các tổn thương của bệnh mất vững khớp gối

Mất vững khớp gối do chấn thương gây ra rất nhiều tổn thương cho cơ thể người bệnh. Dưới đây là 2 tổn thương mà bệnh nhân thường gặp nhất:

4.1. Tổn thương động mạch khoeo

Động mạch khoeo có đầu trên gắn với thân xương, trong khi đoạn dưới đi qua vòng cơ dép và được giữ chắc vào xương chày. Khi tình trạng mất vững khớp đầu gối xảy ra, bệnh nhân sẽ bị tổn thương động mạch khoeo. Đây là một tổn thương khá nguy hiểm nếu không được nhận biết và điều trị kịp thời. Trong trường hợp xấu nhất, bệnh nhân có thể phải cắt đứt đoạn chi.

Xem thêm:  Bí quyết giảm đau đầu gối khi ngủ dậy nhanh chóng tại nhà

4.2. Hệ thống dây chằng khớp gối bị tổn thương

Khớp gối giống như một chiếc bản lề, nó có cấu trúc dây chằng phức tạp để duy trì khớp gối. Nếu khớp gối không vững sẽ làm tổn thương hệ thống dây chằng và ảnh hưởng đến sự vận động của khớp gối.

hệ thống dây chằng đầu gối bị tổn thương khi bạn bị mất vững khớp gối

5. Một số phương pháp phát hiện tình trạng mất vững khớp đầu gối do chấn thương

Hiện nay, có 5 phương pháp phát hiện tình trạng mất ổn định khớp đầu gối do chấn thương:

Dụng cụ Rolimeter: Đây là một thiết bị được thiết kế khá đơn giản, có thể dùng để đánh giá tình trạng mất ổn định khớp đầu gối. Tuy nhiên, độ chính xác của thiết bị này khá thấp.

Máy KT1000 và KT2000: Hai loại máy này cho kết quả chính xác khi đánh giá tình trạng mất vững khớp gối do chấn thương. Đây là một phương pháp rất đáng tin cậy được các bác sĩ chấn thương khuyên dùng.

Genourob: Thiết bị này liên kết với máy tính để đưa ra kết quả chính xác nhất. Nhưng thiết bị này lại có giá thành tương đối cao.

Sử dụng hệ thống định vị khớp đầu gối: Thủ thuật này cũng đòi hỏi chi phí cao.

Sử dụng kết quả chụp X-quang: Để đánh giá sự sai lệch của xương đùi và xương chày theo khung Telos.

6. Phương pháp điều trị mất vững khớp đầu gối do chấn thương

Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cho bệnh nhân:

Bước 1: Bác sĩ sẽ tiến hành nắn khớp xương càng sớm càng tốt, giúp duỗi thẳng chi vào vị trí mà đầu xương chày ép vào khớp, đồng thời ngăn ngừa việc duỗi quá mức có thể làm hỏng động mạch khoeo. Những trường hợp được bác sĩ yêu cầu nắn khớp đầu gối bao gồm: trật khớp đầu gối ra đằng trước và trật khớp đầu gối ra đằng sau.

Xem thêm:  Giảm thiểu tình trạng đau lưng trong thời kỳ mang thai cho mẹ bầu hiệu quả

Bước 2: Tiếp theo, bác sĩ sẽ giữ bất động bằng thạch cao, nẹp vít hoặc nẹp xương đùi. Nẹp bó bột sâu để theo dõi động mạch khoeo trong khoảng 1 tuần với tư thế gối gập 15 độ. 

Bước 3: Sau đó chuyển sang bó bột thêm 3 đến 4 tuần nữa.

Bước 4: Băng bột sẽ được tháo ra sau 8 đến 12 tuần. Thực hiện tập các động tác co duỗi để di chuyển các khớp và cơ tứ đầu. Có thể sử dụng nạng cho đến khi cơ tứ đầu ổn định khớp. 

Bước 5: Bác sĩ sẽ tiếp tục kiểm tra xem có bị tổn thương dây chằng hay không để có kế hoạch điều trị tiếp theo.

Bước 6: Nếu như việc nắn chỉnh khớp thất bại, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật. Các trường hợp được chỉ định phẫu thuật bao gồm: trật khớp hở, tổn thương mạch máu, xung huyết mô mềm,…

Thăm khám bác sĩ để có phác đồ điều trị khi bị vững khớp gối

Hy vọng những thông tin bonbone chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về bệnh mất vững khớp đầu gối do chấn thương. Ngoài ra Công ty Cổ phần Thiết bị y sinh (BIOMEQ) còn cung cấp các sản phẩm nẹp, đai ôm sát cơ thể, hỗ trợ xương khớp, giảm thiểu chấn thương khi chơi thể thao như đai hỗ trợ thắt lưng,… Nếu còn điều gì thắc mắc hãy nhanh tay gọi đến số hotline (028) 22 600 006 – (024) 22 622 228 của Công ty Cổ phần Thiết bị y sinh (BIOMEQ) để được tư vấn một cách tốt nhất.