Theo các chuyên gia nghiên cứu, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ bệnh nhân bị thoái hóa khớp bàn tay và ngón tay hàng đầu trên thế giới. Vậy thoái hóa khớp bàn tay và ngón tay là gì? Cần phải phòng chống và điều trị căn bệnh này như thế nào? Hãy cùng theo chân các chuyên viên tư vấn của bonbone giải đáp những thắc mắc trên trong nội dung bài viết sau đây.
1. Bệnh thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay là gì?
Thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay được biết đến là tình trạng xương ở phần dưới sụn, sụn khớp bàn tay và ngón tay bị viêm hoặc bị mài mòn. Từ đó, dẫn tới tình trạng cứng khớp, đau nhức và khó chịu hoặc thậm chí là gây biến dạng khớp. Bệnh thoái hóa khớp bàn tay sẽ làm cho bệnh nhân bị đau đớn, mệt mỏi cũng như làm suy giảm khả năng lao động và chất lượng cuộc sống.
2. Triệu chứng để nhận biết bệnh thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay
Thông thường, các bệnh nhân bị thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay sẽ gặp phải một số biểu hiện cơ bản như:
- Đau khớp âm ỉ, kéo dài liên tục.
- Cứng khớp nghiêm trọng sau khi thức dậy.
- Các khớp bàn tay, ngón tay bị sưng tấy, đỏ ửng.
- Ngón tay, bàn tay có những dấu hiệu bất thường có thể nhìn bằng mắt: dị dạng khớp.
- Khi bàn tay hoạt động sẽ phát ra âm thanh lục cục do các đầu xương ma sát với nhau.
3. Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay
Vậy nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng thoái hóa khớp tay là gì?
- Xương bị lão hóa: Theo các chuyên gia nghiên cứu, thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay sẽ thường gặp ở những đối tượng trên 50 tuổi. Nguyên nhân là bởi vì khi cơ thể bị lão hóa, lượng máu tuần hoàn nuôi dưỡng khớp sẽ bị suy giảm khiến cho khớp bị thiếu dịch nhầy hoặc dịch nhầy bị khô lại làm tăng ma sát giữa các sụn gây đau đớn.
- Thường xuyên làm việc nặng: Đây là một trong những nguyên nhân khá phổ biến hiện nay dẫn đến căn bệnh thoái hóa khớp thường gặp ở những người thường xuyên phải cử động tay hoặc bưng vác, lao động nặng như vận động viên, nông dân, công nhân…
- Di chứng của chấn thương: Chấn thương thường sẽ làm cho xương khớp bị tổn thương, suy yếu nên có khả năng rất cao làm tăng nguy cơ thoái hóa bàn tay, ngón tay.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác của căn bệnh thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay có thể kể đến như: thừa cân, tiền sử gia đình bị viêm khớp, người bị mắc bệnh huyết sắc tố, rối loạn chuyển hóa, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm tủy xương,…
4. Biến chứng thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay
Nếu bệnh nhân không kịp thời phát hiện để chữa trị, thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay sẽ rất dễ dẫn đến các biến chưng nghiêm trọng, nguy hiểm như:
- Mất ngủ, mệt mỏi, đau nhức và khó chịu.
- Suy giảm khả năng hoạt động.
- Nhiễm trùng khớp.
- Hoại tử.
- Biến dạng bàn tay.
5. Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay
Bên cạnh việc thường xuyên khám bệnh và sử dụng thuốc đặc trị được kê bởi các bác sĩ chuyên môn, mọi người nên áp dụng thêm một số phương pháp điều trị như sau:
5.1. Tham gia các hoạt động vật lý trị liệu
Tham gia các hoạt động vật lý trị liệu là cái tên đầu tiên được nhắc đến trong danh sách bởi hiệu quả vô cùng tuyệt vời. Dựa trên tình trạng cơ thể của mỗi người, các bạn sẽ được chuyên gia hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu phù hợp để duy trì sự linh hoạt của các khớp. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp ổn định cấu trúc của một số mô mềm, hạn chế tình trạng tay bị biến dạng không thể cầm nắm đồ vật.
5.2. Luân phiên chườm nóng, chườm lạnh.
Trên thực tế, chườm nóng sẽ giúp bạn xoa dịu nỗi đau, ngăn ngừa tình trạng cứng khớp cũng như kích thích tuần hoàn máu và gia tăng tốc độ phục hồi hư tổn của xương khớp. Tương tự, chườm lạnh cũng như có tác dụng gây tê, giảm đau, giảm sưng tấy tại các khớp. Mọi người nên luân phiên chườm nóng, chườm lạnh khoảng 2 lần/ ngày, mỗi lần từ 10 – 15 phút.
5.3. Thiết lập chế độ ăn uống phù hợp
Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ có công dụng hỗ trợ kiểm soát tình trạng bệnh, ngăn ngừa các biến chứng xảy ra. Mọi người nên ưu tiên sử dụng thực phẩm giàu canxi, axit béo tốt như omega 3, omega 6 như: cá hồi, tôm, cua, hải sản,…để thúc đẩy quá trình tái tạo xương, ổn định khớp và ngăn ngừa hiện tượng loãng xương. Đồng thời, các bạn không nên ăn những loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ cũng như không sử dụng các chất kích thích có hại cho cơ thể: cafe, thuốc lá, đồ uống có cồn.
5.4. Sử dụng đai cố định
Người bị thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay không nên vận động nặng và phải tuyệt đối hạn chế chấn thương nhằm tránh gây ảnh hưởng tới khớp. Để làm được điều này, các bạn nên sử dụng đai cố định hoặc đai nẹp cổ tay như:
- Đai bó cố định cổ tay BONBONE WRIST GUARD
- Đai cố định cổ tay BONBONE WRIST BANDAGE
- Đai nẹp cổ tay tiêu chuẩn STANDARD WRIST SUPPORTER
Đeo Đai cố định cổ tay BONBONE WRIST BANDAGE giúp bạn ngăn ngừa và giảm cơn đau từ thoái hóa khớp bàn tay và ngón tay
bonbone tự hào là thương hiệu chuyên cung cấp đai xương khớp số 1 tại Nhật Bản đã được rất nhiều người tiêu dùng trên thế giới và Việt Nam tin tưởng, ủng hộ. Với phương châm hướng đến sức khỏe của người tiêu dùng, chúng tôi đã liên tục nghiên cứu, xây dựng và phát triển hàng loạt các công nghệ tiên tiến, hiện đại như: phân tích chuyển động, đo hoạt động cơ thể, mô phỏng lực phản ứng… BIOMEQ tự hào là đơn vị phân phối các sản phẩm đai của bonbone tại thị trường Việt Nam. Tại BIOMEQ, đội ngũ nhân viên không chỉ dồi dào kinh nghiệm chuyên môn, giàu kiến thức, hiểu biết mà còn luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ bạn trong việc tìm kiếm sản phẩm phù hợp.
Trên đây là những thông tin cụ thể, chi tiết về thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay. Nếu mọi người có bất kỳ thắc mắc gì xoay quanh chủ đề này, xin vui lòng liên hệ ngay với bonbone thông qua các phương thức sau đây để được tư vấn một cách nhanh chóng, chính xác và hoàn toàn miễn phí.
Tel: (028) 22 600 006
Email: info@biomeq.com.vn
Bài viết liên quan