Tổng hợp chi tiết các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là một trong những dạng viêm khớp phức tạp và khó phát hiện. Nếu không phát hiện kịp thời có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe thể chất. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng bonbone tìm hiểu các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối đạt hiệu quả tốt nhất.

1. Thoái hóa khớp gối được hiểu như thế nào?

Đây là hiện tượng xảy ra những tổn thương trên bề mặt sụn khớp. Theo thời gian, sụn khớp bị bào mòn trở nên mỏng và mất tính đàn hồi. Từ đó, xảy ra những biến đổi ở bề mặt khớp, hình thành các gai xương, cuối cùng dẫn đến biến dạng khớp, hư khớp. Khớp gối có vai trò rất quan trọng, gánh toàn bộ trọng lượng cơ thể, là khớp vận động nhiều nhất nên dễ bị thoái hóa.

2. Dấu hiệu nhận biết của thoái hóa khớp gối

Người bị thoái hóa khớp gối thường gặp các triệu chứng như:

+ Khớp gối bị đau nhức, cơn đau ngày càng tăng dần về tần suất và mức độ. Đặc biệt là khi vận động khi đi bộ nhiều hay leo cầu thang, khi thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng. 

+ Biểu hiện sưng gối và căng cứng đầu gối khó cử động sau khi ở yên một chỗ quá lâu như sau khi ngủ dậy. Bên cạnh đó, khớp gối cũng kém linh hoạt hơn. 

+ Khi di chuyển, người bệnh sẽ có dáng đi theo kiểu chữ O, chữ X hoặc thậm chí là mất khả năng vận động. 

Thoái hóa khớp gối không phải ngay lập tức có thể đe dọa đến tính mạng con người. Tuy nhiên, nó làm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống thường ngày gây khó khăn trong sinh hoạt bởi chức năng vận động bị suy giảm. Cơ thể cũng thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, lo lắng, rối loạn giấc ngủ. 

Thoái hóa khớp gối gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hằng ngày

3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp gối

Trước khi đi tìm hiểu các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối thì đâu là nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp gối? Các nguyên nhân có thể kể đến như là lão hóa tuổi tác, vận động quá sức, tăng cân,…

Xem thêm:  Các bài tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm L4-L5

+ Tuổi tác: Tuổi càng cao, quá trình tổng hợp sụn ngày càng yếu. Bên cạnh đó, sau độ tuổi trưởng thành, tế bào sụn không còn khả năng sinh sản và tự tái tạo sụn.

+ Mãn kinh hay đái tháo đường đều có thể gây nên bệnh thoái hóa khớp gối.

+ Thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể lớn sẽ tạo áp lực lên hai khớp gối khiến sụn khớp nhanh hao mòn theo thời gian. 

+ Chấn thương: Bị chấn thương có thể gãy xương bánh chè, giãn hoặc đứt dây chằng… khiến sụn bị tổn thương. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến lệch trục khớp và gây thoái hóa.

+ Không tập thể dục, thể thao: Nếu không thường xuyên tập thể dục thì các khớp xương thiếu độ linh hoạt, dây chằng dễ bị sai lệch từ đó gây thoái hóa.

+ Làm việc quá sức: Lao động hay bê vác các vật nặng quá sức hoặc chơi thể thao ở cường độ cao sẽ dẫn đến thoái hóa khớp gối nhanh hơn.

+ Ăn uống thiếu khoa học: Ăn uống thiếu chất, uống rượu bia quá nhiều khiến sụn khớp bị hủy hoại nghiêm trọng.

4. Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả nhất

4.1. Giảm cân

Đối với những người bị thừa cân hay béo phì, việc giảm cân sẽ giúp giảm bớt áp lực đè nặng lên đầu gối. Điều này giúp đẩy lùi các triệu chứng khó chịu và làm chậm quá trình thoái hóa. Ngoài ra, giảm cân còn tránh được các nguy cơ về bệnh tiểu đường, cao huyết áp,…

Với nhứng người béo phì giảm cân giúp ngăn ngừa bệnh thoái hóa khớp gối

4.2. Tập luyện thường xuyên

Một trong các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối đơn giản nhất giúp cơ thể khỏe mạnh đó là tập thể dục thể thao. Với những người bị thoái hóa khớp gối, phương pháp này có thể gây khó khăn trong thời gian đầu. Tuy nhiên, nếu thực hiện đều đặn các bài tập sẽ làm giảm các triệu chứng thoái hóa ở đầu gối. Các bài tập rèn luyện tốt cho khớp gối như đạp xe, đi bộ, yoga,…

Xem thêm:  Tê đầu ngón tay là bị gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

4.3. Thực hiện các liệu pháp thay thế

Một số liệu pháp thay thế như sau cũng có thể giúp người bệnh giảm tình trạng khớp gối bị thoái hóa như:

Chườm lạnh, chườm nóng

Việc chườm lạnh, chườm nóng sẽ làm dịu cơn đau khớp gối do thoái hoá. Để đạt được hiệu quả tối ưu, bệnh nhân cần lưu ý chườm lạnh trước tiên đối với khớp bị sưng đau. Sau khi giảm sưng thì chuyển sang chườm nóng để giảm tình trạng cứng khớp.

Xoa bóp, massage

Massage, xoa bóp làm thư giãn cơ bắp, dịu cơn đau, đồng thời kích thích lưu lượng máu đến đầu gối.Tuy nhiên, massage cần phải đảm bảo đúng kỹ thuật mới có thể đem lại hiệu quả.

Cải thiện giấc ngủ

Đây là một trong các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối cần thiết. Một giấc ngủ ngon và đúng giờ sẽ giúp bệnh nhân thoải mái hơn trong quá trình điều trị thoái hóa khớp gối.

Cải thiện giấc ngủ là phương pháp làm giảm thoái hóa khớp gối

4.4. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Người bệnh cũng cần lưu ý đến các bữa ăn uống hàng ngày. Nếu có một chế độ dinh dưỡng khoa học với các thực phẩm tốt như omega-3, vitamin C,… sẽ giúp kiểm soát tốt cân nặng, sụn chắc khỏe,…

4.5. Sử dụng đai cố định hỗ trợ bảo vệ khớp gối

Đây là công cụ giúp kiểm soát tốt tình trạng đau đớn khi đầu gối bị thoái hóa. Đồng thời, nó còn giúp giữ ổn định đầu gối và làm giảm lực tác động lên đầu gối. Nếu bạn chưa tìm được địa chỉ mua đai cố định đầu gối, hãy tham khảo ngay bonbone. Đây là thương hiệu đến từ Nhật Bản chuyên cung cấp các sản phẩm hỗ trợ điều trị chấn thương. 

Xem thêm:  Người bị thoái hóa khớp gối nên lưu ý điều gì?

4.6. Điều trị dùng thuốc 

Khi bị thoái hóa khớp gối người bệnh sẽ không tránh khỏi tình trạng đau nhức, khó chịu. Dưới đây là một số loại thuốc mà bệnh nhân có thể sử dụng: 

+ Thuốc giảm đau: Acetaminophen, Aspirin,…

+ Thuốc chống viêm không steroid: Naproxen (Aleve) hoặc Ibuprofen .

+ Thuốc bôi ngoài da: Voltaren Emulgel bôi tại khớp gối 2-3 lần/ngày. 

+ Thuốc tiêm khớp: Corticosteroid, Acid Hyaluronic giúp giảm sưng đau ở khớp gối.

+ Đắp thuốc: Lá ngải cứu, lá lốt, lá xương sông,… băm nhuyễn rồi đắp lên đầu gối và thay thuốc 1 lần/ngày.

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng thuốc có thể để lại nhiều tác dụng phụ như làm tổn thương dạ dày, gan, thận. Vì vậy, người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc một cách bừa bãi.

4.7. Phẫu thuật khớp gối 

Phương pháp phẫu thuật chỉ được dùng khi các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối khác không có hiệu quả. Đây là cách không khuyến khích áp dụng vì có nhiều rủi ro như biến dạng khớp, ảnh hưởng tới sức khỏe hay thời gian phục hồi lâu, thậm chí thoái hóa vẫn tiếp diễn. Các phương pháp phẫu thuật như: 

+ Phẫu thuật nội soi khớp.

+ Phẫu thuật khoan kích thích tạo xương.

+ Cấy ghép các tế bào sụn.

+ Mổ thay khớp gối.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả

Bài viết trên đây là tất cả các thông tin về các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả. Thoái hóa khớp gối sẽ trở nên nghiêm trọng nếu không chữa trị sớm. Vì vậy, nếu phát hiện dấu hiệu bất thường thì người bệnh cần đi khám ngay. Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, vui lòng liên hệ Công ty Cổ phần Thiết bị y sinh (BIOMEQ) qua hotline 028 22 600 006 (TP.HCM) hoặc 024 22 622 228 (Hà Nội).