U nang bao hoạt dịch khớp gối là tình trạng bệnh khá phổ biến và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe con người. Tuy u nang bao hoạt dịch tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu hiểu rõ về bệnh có thể giúp người bệnh hạn chế các yếu tố nguy cơ mắc bệnh cũng như giảm biến chứng về sau. Trong bài viết này, bonbone sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh u nang bao hoạt dịch khớp gối.
1. Thông tin về bệnh u nang bao hoạt dịch khớp gối
U nang bao hoạt dịch khớp gối là tình trạng bao hoạt dịch bị tiết ra quá mức do chấn thương hoặc bất thường bên trong khớp dẫn đến tràn dịch khớp gối. Khi áp lực trong khớp gối tăng cao sẽ xảy ra hiện tượng thoát vị ra sau khớp gối (cũng chính là u nang bao hoạt dịch khớp gối). U nang hoạt dịch thường không nguy hiểm và quan trọng nhất là không bao giờ trở thành ung thư. Khối u thường có thể tích nhỏ nên không ảnh hưởng đến các hoạt động của khớp gối.
Mặc dù u nang hoạt dịch có thể thay đổi về thể tích nhưng rất hiếm khi nó chèn ép vào các mô xung quanh, chẳng hạn như: dây thần kinh hoặc mạch máu. Một số ít trường hợp nang bao hoạt dịch bị vỡ gây ra các triệu chứng như: cơn đau tăng đột ngột, sưng tấy, nóng đỏ bắp chân. Trong trường hợp này, có nguy cơ tắc nghẽn tĩnh mạch hoặc tổn thương tĩnh mạch cơ.
2. Nguyên nhân gây ra u nang bao hoạt dịch khớp gối
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến u nang bao hoạt dịch khớp gối. Dưới đây là một vài nguyên nhân chính mà Công ty BonBone đã tổng hợp lại để các bạn tham khảo:
2.1. Chấn thương
Trong các chấn thương thể thao hoặc tai nạn giao thông, khớp gối bị tác động một lực rất mạnh và đột ngột làm cho sụn khớp bị bong hoặc vỡ, tạo điều kiện cho bao hoạt dịch phản ứng tăng tiết dịch quá mức, gây ra hiện tượng thoát vị, có biểu hiện lâm sàng là xuất hiện các khối u.
2.2. Khớp hoạt động liên tục
Do tính chất công việc, một số ngành nghề phải di chuyển hoặc hoạt động thường xuyên, ví dụ như: vận động viên, công nhân bốc vác,… Điều này gây áp lực thường xuyên lên khớp, vì vậy mà bao hoạt dịch bị tổn thương dẫn đến bệnh.
2.3. Một vài yếu tố khác
Tuổi tác cao, người béo phì – thừa cân, người có tiền sử chấn thương hoặc viêm khớp cũng dễ bị nang hoạt dịch. Đặc biệt, những người tuổi trung niên rất dễ mắc u nang bao hoạt dịch khớp gối.
3. Triệu chứng của bệnh u nang bao hoạt dịch trong khớp gối
Một số trường hợp mắc u nang bao hoạt dịch nhưng không cảm thấy đau và không có triệu chứng rõ ràng để nhận biết bệnh. Tuy nhiên người bệnh nên đi khám ngay nếu bản thân gặp phải các triệu chứng sau:
- Cảm thấy đau ở vùng khoeo chân đằng sau đầu gối.
- Có một khối tròn nhỏ ở vùng sau đầu gối, nhưng thể tích thường xuyên thay đổi và mất đi khi gấp cẳng chân vào.
- Cứng khớp gối và không thể gập duỗi được là biểu hiện nang bao hoạt dịch phát triển lớn gây ảnh hưởng đến cử động của khớp gối.
4. Phương pháp điều trị bệnh u nang bao hoạt dịch khớp gối
Các phương pháp điều trị được bác sĩ chỉ định phụ thuộc vào kích thước của u nang và mức độ chèn ép của các cơ quan lân cận. Dưới đây là một vài phương pháp điều trị u nang phổ biến nhất hiện nay:
4.1. Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa là lựa chọn ưu tiên trong việc điều trị u nang hoạt dịch của khớp gối. Có 2 biện pháp điều trị nội khoa là: sử dụng thuốc uống, thuốc tiêm, và vật lý trị liệu.
4.1.1. Sử dụng thuốc
Để giảm đau ở khớp gối, bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng Acetaminophen – thuốc có thể làm giảm cơn đau ở đầu gối và hạ sốt nhẹ do phản ứng viêm. Nếu cơn đau không đáp ứng với Acetaminophen, bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc chống viêm không Steroid (Naproxen, Diclofenac, Ibuprofen,….). Nhóm thuốc này làm giảm đau và giảm viêm ở khớp gối.
4.1.2. Tiêm thuốc
Đối với các triệu chứng nghiêm trọng, có thể tiêm Steroid để giảm đau và giảm mức độ chèn ép của u nang. Tuy nhiên, phương pháp này có thể làm tổn thương các khớp khỏe mạnh và làm suy giảm chức năng tuyến thượng thận. Do đó, bạn chỉ nên tiêm Steroid theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
4.1.3. Nghỉ ngơi và vật lý trị liệu
U nang hoạt dịch cũng có thể hình thành do hoạt động khớp quá mức. Trong trường hợp này, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi để khớp phục hồi và giảm tổn thương. Ngoài việc nghỉ ngơi, nên áp dụng các biện pháp vật lý trị liệu để giảm đau, chẳng hạn như:
- Chườm đá.
- Luyện tập các bài tập nhẹ nhàng làm giảm áp lực lên các khớp gối.
- Dùng dụng cụ hỗ trợ khi hoạt động.
- Xoa bóp.
4.2. Điều trị bằng phẫu thuật
Điều trị bằng phẫu thuật có thể được cân nhắc thực hiện đối với những u nang lớn gây đau dữ dội và chèn ép lên các cơ quan xung quanh. Phẫu thuật trong điều trị nang bao hoạt dịch có 2 dạng chính:
4.2.1. Nội soi
Phẫu thuật nội soi được các bác sĩ thực hiện để bịt kín lỗ tiếp xúc giữa khớp và nang, làm cho nang giảm khả năng tiết dịch. Điều này làm giảm áp lực lên khớp và cải thiện các triệu chứng lâm sàng.
4.2.2. Cắt bỏ khối u
Phẫu thuật này được thực hiện khi u nang tái phát nhiều lần. So với nội soi khớp, thủ thuật này có thể loại bỏ hoàn toàn nguyên nhân gây đau và viêm khớp.
Chú ý: phẫu thuật loại bỏ khối u đi kèm với các biến chứng nguy hiểm như: tổn thương thần kinh, hình thành cục máu đông, nhiễm trùng,…
Hy vọng những thông tin mà bonbone chia sẻ bên trên sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức về u nang bao hoạt dịch khớp gối. Ngoài ra bonbone còn cung cấp các thiết bị hỗ trợ và đai bảo vệ cơ thể, hỗ trợ xương khớp, giảm thiểu chấn thương khi chơi thể thao như đai hỗ trợ thắt lưng,… Nếu còn điều gì thắc mắc hãy nhanh tay gọi đến số hotline (028) 22 600 006 – (024) 22 622 228 của Công ty Cổ phần Thiết bị y sinh (BIOMEQ) để được tư vấn một cách tốt nhất.
Bài viết liên quan