Biến chứng nguy hiểm của bệnh tràn dịch khớp gối

Bệnh tràn dịch khớp gối chủ yếu xuất phát từ việc chấn thương, gây đau nhức dữ dội tại khớp. Nó cũng có thể bắt nguồn từ những bệnh lý sẵn có. Do vậy, việc nhận biết tràn dịch khớp gối sớm sẽ giúp quá trình điều trị được rút ngắn và đem lại hiệu quả cao hơn. Sau đây là bài viết các thông tin về điều trị viêm khớp gối tràn dịch, viêm khớp gối của bonbone chúng tôi mời bạn tham khảo.

1. Tràn dịch khớp gối là gì?

Điều trị viêm khớp gối tràn dịch, viêm khớp gối, tràn dịch khớp gối là gì? Tràn dịch khớp gối là tình trạng khớp gối gia tăng lượng dịch sau chấn thương. Lượng dịch khớp dư thừa sẽ tích tụ tại ổ khớp, tràn ra các cơ quan xung quanh khớp và kích thích gây viêm. Từ đó, vùng khớp gối bị tràn dịch sẽ bị sưng phù và gây trở ngại khi vận động.

2. Triệu chứng dịch tràn khớp gối

Điều trị viêm khớp gối tràn dịch, viêm khớp gối, triệu chứng dịch tràn khớp gối là gì? Bệnh tràn dịch khớp gối có thể dễ dàng nhận diện qua các triệu chứng bên ngoài. Hiện tượng đầu tiền dễ thấy nhất là sưng nề đầu gối và kéo những cơn đau âm ỉ. Do đó bệnh nhân nên dựa vào những dấu hiệu điển hình sau để phát hiện kịp thời bệnh lý.

Một số triệu chứng bao gồm:

  • Sưng khớp, khớp trở nên căng và to hơn.
  • Vùng da quanh khớp gối đó sẽ đỏ ửng lên và nóng hơn bình thường.
  • Có tính trạng đau nhức nặng nề kéo dài tại khớp gối.
  • Khó khăn trong việc co duỗi vận động, sinh hoạt, đi lại.
  • Mất cảm giác ở chân, tê chân,….

Triệu chứng dịch tràn khớp gối

3. Nguyên nhân tràn dịch khớp gối

Điều trị viêm khớp gối tràn dịch, viêm khớp gối, nguyên nhân tràn dịch khớp gối? Tràn dịch khớp gối nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể diễn biến thành teo cơ, dính khớp, thậm chí là tàn phế. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân của căn bệnh này qua nội dung sau:

+ Hoạt động mạnh quá mức: khi các hoạt động đòi hỏi phải sử dụng đến đầu gối và tác động mạnh đến nó, ví dụ như đá bóng, bê vác nặng hay đứng một chỗ quá lâu,…

+ Do chấn thương: Đây là nguyên nhân chủ yếu và phổ biến nhất gây ra tràn dịch khớp. Những tác động đột ngột từ va đập ở khớp gối do tai nạn, rách sụn chêm khớp gối, đứt các dây chằng khớp gối, té ngã,…

+ Một số bệnh lý khác về khớp như:

  • Thoái hoá khớp: gặp nhiều ở người lớn tuổi cũng có khả năng bị tràn dịch khớp gối mặc dù họ không hề vận động mạnh hay va chạm ở vùng này. Đặc biệt là ở những người bệnh bị thoái hóa xương và rối loạn đông máu,…
  • Viêm bao hoạt dịch: Túi chứa màng dịch khớp bị viêm nhiễm từ đó gây tràn dịch.
  • Bệnh Gout: Thông thường người bị  bệnh gout sẽ ảnh hưởng tới ngón chân cái. Nhưng khả năng bệnh gout xảy ra ở khớp gối là điều không thể ngoại trừ. Do trong máu có hàm lượng axit uric rất cao, rồi gây lắng đọng tinh thể urat tại khớp gối.
  • U xương: Kích thước của khối u lớn hơn sẽ gây ra sự chèn ép màng hoạt dịch, làm tràn dịch.
  • Nhiễm khuẩn: Tràn dịch khớp gối là do người bệnh  bị nhiễm khuẩn do virus, vi khuẩn, bị lao, vẩy nến, nấm xâm nhập vào khớp, tấn công vào dịch khớp…Khi để tình trạng nhiễm khuẩn này kéo dài hơn và lan rộng ra vùng khớp gối khiến tràn dịch khớp.
Xem thêm:  Bị đau lưng là triệu chứng của bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Thoái hóa khớp gối là nguyên nhân gây ra bệnh trà dịch khớp gối 2

4. Bệnh tràn dịch khớp gối có thực sự nguy hiểm không? Có tự khỏi hay không?

Điều trị viêm khớp gối tràn dịch, viêm khớp gối, bệnh tràn dịch khớp gối có điều trị được hay không? Tràn dịch khớp gối nếu không được điều trị kịp thời thì để lại hậu quả khá nặng nề. Vì khi để dịch tràn nhiều, gây ra chảy mủ, tình trạng nhiễm trùng còn có thể gây ra bội nhiễm, phải điều trị phá hủy xương sụn hoặc các mô xương điều đó gây ảnh hưởng đến nhiều chức năng sau này của khớp gối.

Thông thường trong các trường hợp bị nhẹ, tràn dịch khớp gối có thể tự khỏi hoặc được điều trị tại nhà. Tức là khi đầu gối bị kích ứng, bị thương dẫn đến tràn dịch, bệnh nhân có thể nghỉ ngơi tại nhà, chườm đá. Điều này một phần nào có thể giúp cơ thể hấp thụ lại dịch ở khớp gối và dần cải thiện các triệu chứng.

Tuy nhiên, khi tình trạng sưng đầu gối kéo dài trong nhiều ngày kèm theo những cơn đau nghiêm trọng và sưng nề đầu gối, cần khuyến cáo người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức để tránh trường hợp không may sau này.

5. Phương pháp chẩn đoán bệnh tràn dịch khớp gối

Điều trị viêm khớp gối tràn dịch, viêm khớp gối, phương pháp chẩn đoán? Để xác định rõ tình trạng bệnh lý thì bác sĩ cần tiến hành các phương pháp chẩn đoán dưới đây:

+ Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về triệu chứng đang có, chấn thương gặp phải và các căn bệnh đang gặp phải và từ đó xét xem tính hình trên khớp gối.

+ Xét nghiệm máu: Xác định tình trạng nhiễm khuẩn của máu.

+ Chụp CT: Được chỉ định khi bác sĩ nghi ngờ rằng là do các nguyên nhân khác như viêm khớp, u xương.

+ Chụp X-quang: Xem xét tình trạng về thoái hóa khớp hay u xương có thể dẫn tới việc tràn dịch

+ Chụp MRI: Cho biết những tổn thương xảy ra ở gân, dây chằng hay mô sụn.

Xem thêm:  Khắc phục gù lưng: Bí quyết để có tư thế đẹp

+ Chọc hút dịch khớp gối để kiểm tra: Phương pháp này được thực hiện bằng cách bác sĩ đưa một cây kim dài và mỏng rồi đâm vào khớp và hút chất lỏng ra. Từ đó bác sĩ có thể dễ dàng đánh giá mức độ tràn dịch của  khớp và tiến hành xét nghiệm dịch khớp như thế nào.

Chọc hút dịch khớp gối là phương pháp điều trị tràn dịch khớp gối hiệu quả

6. Điều trị viêm khớp gối tràn dịch, viêm khớp gối như thế nào?

Điều trị viêm khớp gối tràn dịch, viêm khớp gối như thế nào? Cách chữa trị tràn dịch khớp gối nào sẽ hoàn toán phụ thuộc vào nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh và thể trạng hiện tại của bệnh nhân. Dưới đây là một số cách điều trị:

6.1. Đai đầu gối

Cần biết cách nẹp cố định đầu gối sẽ có thể giúp hạn chế thấp nhất sự di chuyển cũng như tác động lên đầu gối khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Bên cạnh đó, đai gối bonbone Thin PF giúp cải thiện tư thế và hỗ trợ cho việc điều trị các vấn đề đầu gối như viêm bắp chân, thoái hóa khớp, hoặc chấn thương.

Đai khớp gối bonbone Thin PF

Đai khớp gối bonbone Thin PF là một phương tiện hỗ trợ đắc lực cho việc phục hồi sau chấn thương hoặc phẫu thuật đầu gối

6.2. Massage đầu gối

Xoa bóp, massage giúp các chất lỏng dễ dàng thoát ra khỏi khớp gối. Vì thế, bệnh nhân có thể tự massage nhẹ nhàng hoặc nhờ người có chuyên môn thực hiện massage.

6.3. Chườm lạnh

Khi bị tràn dịch khớp gối thì có nên chườm đá hay không? Đó là câu hỏi khiến nhiều người không khỏi đau đầu. Chườm lạnh tất nhiên sẽ phần nào giúp cải thiện được  tình trạng sưng do tràn dịch. Người bệnh có thể sử dụng khăn để bọc đá hoặc dùng chai nước đá để chườm lên đầu gối trong khoảng tầm 10 đến 15 phút. Lưu ý, không nên lấy đá chườm trực tiếp vào khớp gối.

Chườm lạnh làm giảm các triệu chứng của trà dịch khớp gối

6.4. Vật lý trị liệu

Ở mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ mô hình điều trị phù hợp. Các phương pháp như, sử dụng sóng xung kích shockwave, điện xung trị liệu , laser công suất cao, bài tập vật lý trị liệu phù hợp sẽ phần nào giúp cải thiện khớp.

6.5. Phẫu thuật

Mổ nội soi khớp: Bác sĩ sử dụng một ống để dẫn ánh sáng đưa vào khớp gối. Từ đó dễ dàng giúp điều chỉnh vị trí các khớp đang gặp vấn đề, từ đó phục hồi được những tổn thương ở các sụn khớp. Điều này sẽ khắc phục được tình trạng tràn dịch trong khớp. Phương pháp này được coi là cách chữa tràn dịch khớp gối hiệu quả và tối ưu nhất.

Xem thêm:  Những điều cần lưu ý bị đau đầu gối khi mang thai

6.6. Khớp gối được thay bằng cách phẫu thuật

Thông thường thì lựa chọn này chính là lựa chọn cuối cùng của bác sĩ. Phương pháp này thường được áp dụng trong các trường hợp bệnh chuyển biến nặng, nguy cơ biến chứng rất cao, cần điều trị ngoại khoa và mổ nội soi sẽ không mang lại hiệu quả.

7. Tình trạng tràn dịch khớp gối có những cách phòng ngừa nào?

Điều trị viêm khớp gối tràn dịch, viêm khớp gối, cách phòng tránh? Tràn dịch khớp gối có thể chữa khỏi nhưng dễ dàng tái lại nhiều lần nếu chúng ta không bảo vệ và chăm sóc các khớp xương đúng cách. Dưới đây là một số cách phòng ngừa và kiểm soát bệnh:

  • Lao động vừa sức, không nên mang vác quá nặng.
  • Hạn chế đứng một chỗ trong thời gian dài.
  • Hãy cân nhắc và không nên tập luyện các môn thể thao vận động mạnh vì nó có thể gây ra chấn thương cho đầu gối.
  • Nên rèn luyện cho bản thân thói quen tập thể dục thể thao thường xuyên, đừng quên khởi động đúng cách trước khi tập luyện.
  • Thực hiện siêng năng tập luyện các bài tập giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, các bộ phận cơ ở mặt trước và mặt sau của đùi như aerobic, bơi lội, đạp xe…
  • Nếu bị viêm xương khớp, đau khớp gối mãn tính hoặc chấn thương bị tái phát, thì bạn nên chuyển sang các môn thể thao khác như bơi lội…dành trong tuần ít nhất một lần để thực hiện.
  • Duy trì cân nặng 1 cách lành mạnh, giảm cân nếu cần thiết, đừng để cơ thể béo phì.
  • Cần mang giày phù hợp với môn thể thao.

Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao làm giảm nguy cơ bị tràn dịch khớp gối

Qua bài viết điều trị viêm khớp gối tràn dịch, viêm khớp gối của bonbone. Bạn có thể thấy rằng tràn dịch khớp gối, viêm khớp gối là một căn bệnh tưởng chừng nhẹ nhưng để lại rất nhiều di chứng sau này. Chính vì thế, khi phát hiện có dấu hiệu bất thường ở đầu gối, người bệnh cần chủ động sơ cứu ngay và đến ngay bệnh viện để phát hiện sớm và điều trị kịp thời trước khi để lại hậu quả nguy hiểm. Trường hợp nếu đã mắc bệnh hoặc mới phát hiện ngoài việc bạn nên tập cho mình thói quen tập luyện, ăn uống điều độ, bạn cũng có thể sử dụng thêm các thiết bị hỗ trợ giảm tràn dịch khớp gối.  Nếu bạn có nhu cầu mua các thiết bị hỗ trợ cho việc giảm thoái hoá khớp đầu gối như các đai cố định đầu gối, đai cố định khớp dưới gối,… hay các sản phẩm hỗ trợ điều trị chấn thương hãy đến với Công ty Cổ phần Thiết bị y sinh (BIOMEQ) liên hệ qua Tel: (028) 22 600 006 hoặc liên hệ qua Email: info@biomeq.com.vn hoặc qua Website: https://bonbone.com.vn để được tư vấn nhanh chóng và kịp thời.