Lật cổ chân khi chơi đá bóng – Điều trị và chăm sóc thế nào?

Bong gân cổ chân hay còn được gọi là lật sơ mi cổ chân là chấn thương phổ biến trong hầu hết các môn thể thao, đặc biệt là bóng đá. Loại chấn thương có thể không quá nghiêm trọng nhưng lại mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh. Trong bài viết này chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về bong gân (lật sơ mi cổ chân) và cách để phòng ngừa nó một cách hiệu quả nhé!

Hiện tượng lật cổ chân là gì?

Lật sơ mi là trạng thái bị tổn thương ở phần cổ chân do dây chằng bao quanh vùng cổ chân bị dãn hoặc rách. Giữa phần bàn chân và cẳng chân được nối với nhau bằng một khớp (chúng ta có thể nhìn thấy đó là bộ phận mắt cá). Bao quanh khớp đó là hệ thống dây chằng và một số bó cơ. Khi cổ chân của chúng ta bị lệch sang một bên theo một cách đột ngột, sai tư thế thì sẽ dẫn đến dây chằng bao quanh khớp đó bị tổn thương. Đó chính là lật sơ mi.

Nếu ở giai đoạn cấp tính của bong gân (lật sơ mi cổ chân) thì người bệnh thường sẽ đau đớn, bầm tím và sưng tấy ở quang vùng tổn thương. Trường hợp, người bệnh không có các biện pháp chăm sóc và điều trị phù hợp sau đó, tình trạng này có thể tiến triển trở thành vấn đề mãn tính.

Bong gân (lật sơ mi cổ chân) có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, chấn thương này sẽ phổ biến hơn với những người chơi những môn thể thao có cường độ vận động lớn và phải dùng đến lực chân nhiều như: bóng đá, bóng rổ, chạy bộ,…

lật cổ chân khi chơi đá bóng

Lật cổ chân xảy ra phổ biến ở những người chơi thể thao đặc biệt là đá bóng.

Triệu chứng phổ biến khi bị lật cổ chân khi chơi bóng đá

Triệu chứng đầu tiên mà chúng ta thấy rõ nhất đó chính là đau cổ chân, sau đó là bị sưng tấy. Nếu bị chấn thương nặng sẽ có hiện tượng da tái xanh do máu bầm. Khó khăn trong việc đi lại, mỗi khi di chuyển hay hoạt động sẽ bị buốt và nhức vùng cổ chân.

Các mức độ của lật sơ mi cổ chân:

Mức độ 1 (lật sơ mi cổ chân nhẹ): Đối với trường hợp này thì dây chằng bị kéo dãn và có rách ở mức độ rách < 25%. Biểu hiện của mức độ này là đau vừa, sưng tấy nhẹ, không bầm và có thể đi lại nhẹ nhàng được. Thời gian hồi phục từ 4-6 tuần.

Xem thêm:  Đau cổ tay lâu ngày không khỏi: Điều trị tự nhiên và phương pháp chăm sóc

Mức độ 2 (lật sơ mi cổ chân trung bình): Ở mức độ này dây chằng bị tổn thương nhiều hơn. Các bó sợi của dây chằng bị rách với mức độ từ 25-75%. Biểu hiện đi lại khó khăn, sưng tấy nặng, đau buốt cổ chân và sau vài ngày có thể xuất hiện vết bầm tím dưới da do máu bầm. Thời gian hồi phục từ 4-8 tuần.

Mức độ 3 (lật sơ mi cổ chân nặng): Đây là cấp độ nặng nhất của chấn thương lật sơ mi. Trong trường hợp này thì dây chằng bị đứt gần như là hoàn toàn. Khi bị lật cổ chân ở mức độ 3, người bị thương sẽ cảm thấy cổ chân sưng vù, rất đau đớn, cảm giác không điều khiển được và không thể di chuyển được. Cần có thời gian để hồi phục, khoảng từ 12-15 tuần.

lật cổ chân khi chơi đá bóng

Triệu chứng lật cổ chân rõ nhất đó chính là đau cổ chân, sau đó là bị sưng tấy.

Cách xử lý sơ cứu khi bị trật cổ chân

Xử lý sơ cứu trẹo cổ chân được thực hiện theo quy trình RICE. Nên tiến hành càng sớm càng tốt ngay sau khi chấn thương xảy ra. Quy trình này bao gồm 4 bước: Nghỉ ngơi – Chườm đá – Băng ép – Kê cao chân.

Nghỉ ngơi

Người bệnh không nên đi, đứng trên mắt cá chân tổn thương sau khi chấn thương xảy ra. Điều này giúp giữ cho mắt cá chân của bạn được ổn định, ngăn tổn thương tiến triển. Đồng thời xoa dịu cơn đau và giảm sưng tấy. Ngoài ra nghỉ ngơi còn giúp các mô tổn thương (như dây chằng, cơ, gân…) có thời gian lành lại.

Chườm đá

Sau chấn thương, bệnh nhân cần chườm đá ngay lập tức để giảm sưng ở khu vực tổn thương. Ngoài ra biện pháp này còn giúp giảm lượng máu bầm tích tụ và giảm đau hiệu quả. Chườm đá nên được thực hiện từ 20 – 30 phút, từ 3 – 4 lần mỗi ngày. Có thể dùng túi đá hoặc túi rau củ đông lạnh bọc trong khăn bông. Không nên chườm đá trực tiếp lên da để tránh gây tổn thương.

Băng nẹp cổ chân

Sử dụng đai nẹp cổ chân – DRAGON FLY ANKLE BRACE có thiết kế bám chặt theo cấu trúc lòng bàn chân và mắt cá chân kết hợp trợ lực xung quanh mắt cá chân, giảm rung và chấn động khi hoạt động liên tục. Sản phẩm giúp cố định và hỗ trợ phục hồi tổn thương mắt cá chân, phòng tránh tình trạng lật cổ chân xảy ra ở những người thường xuyên vận động.

Xem thêm:  Cách chữa đau nhức bả vai hiệu quả: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị tại nhà

Sử dụng đai nẹp để cố định cổ chân khi bị lật cổ chân.

Kê cao chân

Trong 48 giờ đầu tiên, người bệnh cần thường xuyên kê cao chân, nâng vùng mắt cá ở cao hơn mức tim. Biện pháp có thể giúp giảm đau và sưng hiệu quả. Đồng thồi giảm lưu lượng máu đến khớp tổn thương, tránh máu bầm tích tụ.

Phương pháp phòng ngừa bong gân (lật sơ mi cổ chân)

Khởi động cổ chân trước khi tập luyện

Trong bất kỳ bài viết nào liên quan đến vấn đề chấn thương thể thao, thì Phiten luôn luôn đề cập đến tầm quan trọng của việc khởi động kỹ trước khi tập luyện, và với việc phòng ngừa lật sơ mi cổ chân cũng không ngoại lệ.

Những bộ phận khác nếu bạn không khởi động kỹ thì nguy cơ chấn thương của bạn đã khá cao, nhưng riêng với cổ chân, nếu bạn quên khởi động trước khi chơi thể thao thì nguy cơ chấn thương và bong gân của bạn là vô cùng cao. Bởi vì, cổ chân có rất nhiều cơ, dây chằng và gân bao quanh, nhưng cơ này rất săn chắc và khỏe mạnh. Nếu chúng ta không khởi động, làm nóng và kích hoạt sự linh hoạt chúng mà trực tiếp vận động mạnh/đột ngột ngay thì những mô này sẽ dễ bị căng thẳng dẫn đến chấn thương.

Thực hiện các bài tập để cải thiện khả năng thăng bằng của cơ thể

Khả năng thăng bằng ảnh hưởng rất nhiều nguy cơ bị bong gân (lật sơ mi cổ chân). Nếu như khả năng thăng bằng của bạn không tốt thì bạn sẽ dễ gặp phải tình trạng trượt ngã hoặc lật cổ chân khi đang chơi thể thao, hoặc ngay cả khi chỉ đi bộ bình thường.

Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể cải thiện khả năng thăng bằng của mình bằng cách thường xuyên tập các động tác thăng bằng với một chân, động tác “Single Leg Squats” cũng là một gợi ý không tồi dành cho bạn. Những động tác tập giữ thăng bằng bằng một chân này không những giúp cải thiện khả năng thăng bằng của bạn mà còn củng cố sức mạnh cho cổ chân, giúp dây chằng, cơ và gân cổ chân trở nên chắc khỏe hơn.

Xem thêm:  Sưng mắt cá chân gây tác động gì đến sức khỏe?

Tránh vận động quá sức

Nếu bạn đang cảm thấy mệt mỏi hoặc mới bắt đầu tập luyện thể thao, bạn cần chú ý đến trạng thái thể chất và tinh thần của mình. Không chỉ cổ chân mà hầu như mọi cơ bắp và khớp trên cơ thể bạn đều cần được nghỉ ngơi sau khi tập luyện vất vả. Tập luyện quá sức không tốt cho cơ thể, đặc biệt là đôi chân. Bạn có thể dễ dàng mất thăng bằng và lật sơ mi cổ chân, trật khớp hoặc thậm chí làm rách dây chằng do căng thẳng quá mức.

Sử dụng đai bảo vệ cổ chân

Trong thể thao, có nhiều động tác đòi hỏi bạn phải vặn/xoay khớp cổ chân nhanh và đột ngột, vượt quá phạm vi vận động của khớp, dễ gây rách dây chằng. Do đó, sử dụng băng đai bảo vệ cổ chân có thể giúp bạn hạn chế được những chấn thương này, bằng cách giữ cho khớp của bạn ổn định và hoạt động trong phạm vi phù hợp.

Đai bảo vệ cổ chân FREE SUPPORTER AM là sản phẩm hỗ trợ bảo vệ chủ động lật mắt cá chân thường xuyên trong vận động hàng ngày bằng cơ chế tạo lực nén phù hợp. Đồng thời giúp cố định cổ chân khi bị chấn thương, đẩy nhanh quá trình hồi phục. Sản phẩm được sản xuất với chất liệu co giãn, bám dính tốt, không trượt khi vận động, di chuyển. Ngoài ra, đai cố định cổ chân bonbone còn được thiết kế bám sát theo cấu trúc bàn chân và gót tạo cảm giác thoải mái khi mang và dễ dàng điều chỉnh sự vừa vặn.

Khi chơi thể thao bạn nên đeo đai bảo vệ cổ chân để tránh bị lật cổ chân.

Bong gân (lật sơ mi cổ chân) có thể khiến dây chằng của chúng ta bị tổn thương nghiêm trọng nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách. Vì vậy, cách tốt nhất để hạn chế những biến chứng này là thực hiện các biện pháp phòng ngừa bong gân ngay từ sớm, để tình trạng hoàn toàn không thể diễn ra.

280.000

Trợ lực cho bàn chân bị lật sơ mi, trẹo chân, bong gân

530.000

Chống trượt chân bởi chất liệu bao bọc 2 lớp vải và 1 lớp da

780.000

Trợ lực bắp chân cho tín đồ thể thao, cải thiện hiệu suất tức thời

2.100.000

Hỗ trợ phòng ngừa hiện tượng căng cơ, đứt dây chằng, chấn thương cơ bắp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *